rất có thể sẽ được soạn kỹ để góp phần vào một cuốn sử nghiêm chỉnh về
Salem, nếu như lòng tôn kính của tôi đối với mảnh đất quê hương có thúc
đẩy tôi phải thực hiện một nghĩa vụ hiếu hạnh như vậy. Nhưng trong khi
chờ đợi, xin sẵn sàng nhường quyền tùy nghi sử dụng những tư liệu ấy cho
bất cứ vị nào có ý thích và có tài năng, đỡ cho tôi một công việc lao động
chắc chả đem lại lợi ích gì. Phương sách cuối cùng mà tôi dự tính là gửi
những tài liệu này vào Hội Lịch sử Essex.
Nhưng trong cái gói bí ẩn của viên thanh tra xưa có một vật đã thu hút sự
chú ý của tôi nhiều nhất. Đó là một mảnh vải mịn màu đỏ tươi đã sờn rách
và phai bạc. Trên mảnh vải có những vết tích còn lại của những đường thêu
kim tuyến, tuy nhiên đã bị cọ xơ ra và xỉn đi rất nhiều đến nỗi không còn
hoặc còn lại rất ít cái màu vàng óng ánh của nó. Có thể nhận thấy dễ dàng
rằng những dường nét ấy được thêu với một sự tinh xảo kỳ diệu của đường
kim mũi chỉ. Theo lời các bà thạo về những thứ thần tinh như vậy quả quyết
với tôi, thì lối thêu trên mảnh vải này biểu lộ một nghệ thuật hiện nay đã
mai một đi, và không thể nào phát hiện lại được dù cho có dùng cách lần
mò tháo xem từng mũi nhỏ. Trải qua thời gian quá lâu, lại bị sự bào mòn
của môi trường và cả một giống nhậy báng bổ nào đó nhằn nhấm, mảnh vải
đã trở thành một miếng giẻ rách tả tơi.
Nhưng khi tôi cẩn thận trải ra xem xét kỹ lưỡng, thì thấy mảnh vải rách
ấy thể hiện hình dạng một chữ cái : chữ A viết hoa. Cố gắng đo thật chính
xác thì thấy mỗi nét sổ xuống dài đúng ba inch một phần tư (2).
_______
(1)
Khi tác giả viết lời mở đầu này, ông dự định ghép truyện Chữ A màu
đỏ cùng một số chuyện kể khác vào một tập. Sau đó, ông thay đổi ý kiến,
xuất bản riêng cuốn truyện này (N. D).
(2)
3/4 inch = 8,25 cm.
Không thể nghi ngờ gì nữa, nó hẳn đã được dùng làm một vật trang sức
trên quần áo : nhưng mà làm sao người ta lại phải mang cái dấu hiệu ấy,