ba trăm phơrăng và hơn nữa, ở trong này này... Nhưng không phải ông
Lơnhanha được số tiền này đâu!”.
Mẹ tôi cười và vỗ vào túi.
“Ở đời phải thế, con ạ; bây giờ con đã lớn, con phải biết chuyện đó. Con
tưởng ông ấy nhận con vì đôi mắt đẹp của con và để bố thí cho nhà mình
đấy hẳn? Không đâu, họ nhận con như một con bò cái mắn. Con không đẻ
ra được bò con như họ muốn, con không được giải thưởng ở kỳ thi lớn của
họ. Đúng ra họ phải biết kén chọn hơn; họ phải sờ nắn con cho kỹ trước khi
con bắt đầu. Được, để mẹ, mẹ sẽ nói cho lão ta biết phận của lão con hãy
đợi mẹ một chút!.”
Tôi rất khổ vì thấy mẹ tôi nổi giận lên như vậy. Con người mà tôi ngỡ là
căm ghét ấy, bây giờ tôi lại thấy ái ngại!
Vừa báo cho tôi biết ý định là cho ông một trận nên thân, mẹ tôi vừa nói:
“Con gói ghém các thứ của con lại!”
Mẹ con tôi đã ra tới hành lang-người gác cổng cũng cómặt ở đó.
“Thưa bà, không ai được đem gì ra khỏi nhà này.
- Đồ đạc của con tôi! - Tôi không có quyền lấy quần áo của nó à? Bít tất
của con tôi!... có phải cái lão Nha- nhanha của bác bảo thế không?
- Không phải. Đấy là chủ nhà mà ông Lơnhanha mắc nợ, đã dặn tôi như
thế”
Lại còn ông chủ hiệu bánh mì cũng thúc giấy đòi nợ, rồi bác hàng thịt...
Con người thảm hại, phải, thảm hại! Hắn thô bạo với người nghèo, vì
không phải hắn chỉ ngược đãi có mình tôi. Tất cả những đứa nào bị gia đình
bỏ rơi hoặc trả giá hạ đều bị hắn phỉ nhổ, và có những đứa bé còn bị đánh
đập nữa.
Hắn thật ngu dại - trong các nhà trọ, người ta nói về hắn như một điển
hình. Người ta dùng tên hắn trỏ một kẻ thô bỉ, ngu xuẩn, và hơi rầu rĩ.
Cách lập luận vừa rồi của mẹ tôi, lý lẽ về con bò cái đã cất cho tôi khỏi
mọi băn khoăn, đã đập mạnh vào óc tôi.