cho mọi người thích, chứ không lao vào thói hư tật xấu; mình ăn vận đẹp,
không phải là để lăn lóc trong cuộc sống xa hoa, không! nhưng mày muốn
nói gì thì nói, một chút khác người cũng không hại gì, và tao cũng chẳng
giận mày nếu người ta ngoái lại để nhìn mày trong lúc khoác tay tao đi ở
ngoài phố. Có ai quay lại để nhìn mày không? Chẳng có ma nào hết! Mày
đi qua mà chẳng ai để ý. Mà ví bằng mày khiêm tốn!... (có chút ít mỉa mai
và thất vọng trong giọng nói), nhưng đây là thứ dạ tốt, tao không nói đây
không phải là thứ dạ tốt”.
“Mày đưa tao đi ăn cơm tối ở đâu đấy?”
Mẹ tôi vừa nói vậy, gần như cô Hécmini nói với Rađigông, vừa vuốt ve
tôi.
Cái vẻ hồn nhiên đó là tôi thấy thích và cảm động, và tôi nói ngay với mẹ
tôi là nên đến quán Tavécniê, ăn cơm bữa ba hào hai xu.
“Mẹ muốn tới hiệu Anh-Em-Prôvăngxơ hoặc hiệu Vêfua một lần, - một
lần, cũng chả chết ai; vả lại thầy mày năm nay làm ăn khám khá thế cơ
mà!”
Tôi vất vả lắm mới tránh được hiệu Vêfua. Mẹ tôi sẵn sàng không dè sẻn;
nếu cần đến mười phơrăng cũng bỏ ra! “Chà! mặc xác! ăn chơi một cái!”
Mười phơrăng, chậc! - tôi mường tượng thấy đơntính tiền lên tới một
lui
[89]
, mẹ tôi sẽ gọi họ làbọn ăn cắp. “Tôi biết giá thịt chứ! Các người
đừng dậy tôi thế nào là quả bù dục. Những hai mươi xu một miếng
phó-mát!”
Tôi nói dối một chút, tôi nói là có bạn đã ăn ở đó, và họ đã thề với tôi
là sườn lợn rán ở đấy bán những bamươi xu.
“Người ta giễu mày đấy, con ạ! Chà! ở cái đất Pari nhà mày mà mày
chẳng lanh lợi hơn chút nào! Mày đừng hòng làm tao tin rằng người ta
bán những ba hào một chiếc sườn rán. Với ba hào ở quê mình có thể
mua được một con lợn con rồi!
- Ở đấy ăn không ngon như người ta tưởng đâu (tôirụt rè đưa ra câu
đó cầu may).
- Nếu ăn tồi, tao sẽ vò đầu họ cho bõ mười phơrăng, mày cứ yên trí!”