Vậy là tôi sẽ sống bằng kết quả của nghề câu: như những dân hải đảo mà
tôi đã đọc được trong những du hý của thuyền trưởng Cúc
[12]
.
Tôi cũng đã đọc trong sách thấy nói là họ làm cửa kính cho các túp lều
của họ bằng keo cá, và tôi đã nhìn thấy cái ngày tôi sẽ lắp ô kính vào tất cả
các cửa sổ nhà tôi; tôi định bụng con cá nào “cắn câu” là tôi cạo lấy hết vẩy
và cất đám bã vẩy cá và phân cá ấy vào trong cái túi to của tôi.
Về sau tôi đã làm thế thật nhưng những thứ đó thối ra trong đáy túi của
tôi gây ra những kết quả bất ngờ, vì vậy tôi trở thành một vật kinh tởm đối
với những người bên cạnh.
Cái đó làm lung lay lòng tin của tôi đối với những truyện ký của các nhà
du hành, và trong đầu óc tôi nảy ra một mối hoài nghi.
Có một hiệu bán tạp hóa ở cuối Panơxắc góp thêm vào các mùi êm ả của
chợ, một mùi ngột ngạt, nóng bức, nồng nặc, bốc ra từ những con cá thu
muối, phó-mát xanh, mỡ cừu, mỡ lợn và hồ tiêu. Mùi cá thu nổi lên trên tất
cả, hơn bao giờ hết gợi cho tôi nhớ đến những dân ở đảo, những túp lều,
keo cá, và hải cẩu sấy.
Tôi nhìn Panơxắc một lần cuối cùng, và lần nào tôi cũng suýt bị chẹt xe ở
gần chỗ cổng đá.
Tôi nhẩy sang một bên để tránh những chiếc xe bốn bánh to, chở nặng tất
cả sản phẩm ở thôn quê, vườn tược xếp vào thúng, mùa màng đóng vào
bao. Những chiếc xe bốn bánh đó nom như những xe ngày hội giả trang của
nước Ý, với cái thế của nó gồm những con người bôi phấn và những anh hề
lưng Hécquyn!
Trên kia, tít trên kia là Trường sư phạm!
Con trai ông giám đốc một đôi khi rủ tôi lên đó chơi.
Đàng sau trường có vườn với một chiếc ván đu và chiếc đu treo.
Tôi thán phục nhìn chiếc đu treo và chiếc ván đu ấy; có điều là tôi bị cấm
không được trèo lên.
Chính mẹ tôi đã dặn bố mẹ thằng bé là đừng cho tôi đánh đu hoặc treo
người trên đu treo.
Bà Hốtxa, bà giám đốc, không cần lúc nào cũng phải canh tôi, nhưng bà
bắt tôi hứa là phải vâng lời mẹ. Tôi vâng lời.