sân quán Ngựa trắng.
Đứng trong sân đó, tôi nghé nghìn thấy phố, và tôi tha hồ ngắm cửa hàng
của bác bán đồ yên cương ngựa, có hàng đống những chiếc roi to mầu xì-gà
và những yên ngựa lấp lánh như vàng.
Tôi núp một thời gian cần thiết để xem mẹ tôi có còn ở cửa sổ và theo dõi
tôi nữa không; rồi, lúc cảm thấy mình được tự do, tôi rời khỏi sân quán
Ngựa - Trắng và đi ngắm các cửa hàng bằng thích.
Có một bác hàng nồi đang đập búa trên lá đồng đỏ đẹp, vết búa để lại trên
đồng nom như móng của con ngựa cái lốm đốm, và tiếng đập kêu “choang
choang” trên nền gạch; mỗi nhát búa lại làm tôi phải nhăn mặt, chớp mắt.
Rồi đến cửa hiệu của bác Ácnô, bác thợ giầy, có treo một chiếc ủng xanh
làm bảng hàng, một chiếc ủng to, cong cong, có đinh thúc ngựa và chùm tua
vàng; trong tủ kính bày la liệt những giầy sa tanh xanh biếc, giày màu mận
với những chiếc nơ như những bó hoa, và trông chúng như sống vậy.
Bên cạnh là những giầy vải trông giống như giầy Nôen.
Nhưng con trai bác làm vườn đang chờ.
Tôi đành phải dứt ra khỏi những mùi xi và những ánh loang loáng của da
đánh bóng.
Tôi đi theo phố Brơi...
Có một bác đánh giầy ai cũng biết, mọi người gọi bác là Hai Ria.
Ước mơ của tôi là một ngày kia được để cho bác Hai Ria đánh giầy, tôi sẽ
tới đó như người lớn, chìa chân ra cho bác - không run, nếu có thể - và làm
như vốn quen với sự sang trọng đó, lơ đãng móc tiền trong túi ra, nói như
những ông vẫn quăng cho bác hai xu:
Để làm tí cay, bác Hai Ria ạ!
Tôi không bao giờ làm nổi vậy; tuy nhiên tôi vẫn tập thử!
Để làm tí cay, bác Hai Ria ạ!
Tôi thử uốn giọng theo đủ các kiểu; tôi nghe tôi nói, tôi lắng tai, tôi tập
trước gương, giơ tay làm bộ điệu:
Để làm tí cay...
Không, tôi không thể làm nổi!