Lúc về, tôi đi vòng thật xa và đi qua trước tiệm cà-phê Vận tải.
Biển hàng viết theo kiểu mỗi chữ thành một hình, hình một người đàn bà,
một nông dân, một người lính, một thầy tu, một con khỉ.
Chữ sơn mầu nước thuốc lá, trên nền xám, và là cả một câu chuyện tiếp
diễn bắt đầu bằng chữ C của Cà-phê tới chữ I cuối cùng của Vận tải.
Tôi chưa khi nào có thì giờ để hiểu.
Tôi phải về.
Mà trong lúc tôi nhìn biển hàng, trong lúc trí tò mò của tôi nhận xét từ
chiếc váy nhỏ của người đàn bà, chiếc cổ cồn to của bác nông dân, túi đạn
của chú lính, miếng vải trước ngực của ông cha xứ, cái đuôi của con khỉ, thì
quanh tôi người ta đóng ngựa, người ta rửa xe; những mã phu, lính trạm và
xà ích làm công việc của họ, chải ngựa, quất roi hoặc bóp còi.
Hành khách tới ngồi yên vị trên xe và giữ chỗ.
Một đôi khi tôi có mặt ở đó vào lúc xe đến: xe chở khách chạy qua phố
Brơi ầm ầm như tiếng địa ngục, bụi bay mù mịt, hoặc bùn bắn tứ tung.
Một đám phu khuân vác bâu đến để tranh nhau hành lý, và từ mạn sườn
vàng của nó, chiếc xe mửa ra những con người bị ê ẩm xuống đứng duỗi tay
duỗi chân trên lề đường.
Họ ôm hôn một người họ hàng, một người bạn, người ta bắt tay nhau,
hôn nhau; nào là vĩnh biệt, tạm biệt kéo dài mãi tưởng không bao giờ dứt.
Dọc đường người ta đã làm quen với nhau; có những ông lưu luyến chào
những bà dè dặt trả lời.
“Tôi sẽ được hân hạnh gặp lại bà ở đâu”
- Có thể chúng ta sẽ gặp lại nhau. À! mẹ tôi đến kìa.
- Chồng tôi đây.
- Kia anh tôi đến với chị dâu tôi.”
Có những người Ăng-lê không nói gì cả và những người ra hàng nói
huyên thuyên.
Tất cả mọi người náo động, chạy biến như những con bọ khi tôi nhấc một
hòn đá bên bờ ruộng.