Tôi lại phải quay về chỗ cãi lộn ấy, tới chỗ ông béo nọ; chính ông ta đã
gọi tôi là “thằng oắt con”.
Tôi sởn gai ốc. Nhưng dù sao tôi vẫn đến đó: tôi có vẻ như anh chàng đi
tìm một chiếc đinh ghim dưới đất; tôi bước đi mặt cúi gằm xuống, hai đùi
khép chặt, như chiếc lò-xo gỉ khó căng và tôi đưa ra mười một xu.
Cái nhà ông béo có vẻ thương hại, đưa cho tôi chậu phong lữ thảo mà
chẳng chế nhạo gì. Những người khác cũng không ác gì, và tôi trở lại chỗ
mẹ tôi với chậu hoa đó, biểu tượng cho nỗi vui mừng của mẹ con tôi:
Hãy nhận bông hoa này...
Mọc trong trái tim con.
Tối thứ sáu.
Tối thứ sáu, tổng diễn tập, trong bí mật và trong bóng tối.
Thầy tôi - Ăngtoan - coi như không biết chuyện gì xảy ra. Nhưng thầy tôi
biết hết, thậm chi tối hôm qua thầy tôi còn làm đổ chậu phong lữ thảo giấu
không kỹ, và tôi trông thấy thầy tôi lẳng lặng dựng nó lại và lén vuốt cho lá
loăn xoăn như cũ.
Thầy tôi suýt nữa dẫm phải tờ chúc từ cứng đờ, có bôi cồn, và vết gẫy
vẫn còn lại. Vậy mà tôi đã cất kỹ nó trong bàn ngủ.
Thầy tôi biết hết, nhưng vờ như không hay, ngây thơ như đứa trẻ và hiền
lành như bậc già lão. Chuyện này phải là một sự bất ngời kia mà!
Buổi sáng cái ngày long trọng ấy, tôi đến; thầy tôi còn nằm ở giường.
“Sao! hôm ay sinh nhật tôi à?”
Rồi mỉm cười, đưa con mắt âu yếm về phía mẹ tôi:
“Già thế rồi đấy! Nào, để tôi hôn bà nào!”
Thầy tôi ôm hôn mẹ tôi, mà mẹ tôi thì cầm tay tôi như Cornèli dắt anh em
Grắckơ
[15]
, như Mari Ăngtoanét
[16]
dắt đứa con trai. Mẹ tôi buông tôi ra để
ngã vào tay chồng.
Đến lượt tôi; tôi tưởng phải đọc lời chúc mừng trước và tặng chậu hoa rồi
mọi người mới hôn nhau. Nhưng hình như phải hôn nhau trước mới đúng.
Tôi bước lên.