— Thôi con, hãy khoan đã. Hôm nay bố phải thức khuya nghiên cứu bản
vẽ.
Ông Pa-ven An-tô-nô-vích đã đi vào phòng, nhưng Xéc-gây vẫn bám riết
lấy bố:
— Không. Bố không được nói lảng. Bố phải trả lời xem trên ống khói còn
gì đã?
Ông bố nhún vai:
— Chắc còn chữ “và” chứ gì?
— Đấy nhé, sao bố giải sơ lược thế? - Xê-ri-ô-gia làm ra vẻ quan trọng. -
Giả sử “A” là người nạo ống khói và “B” là người thợ nướng bánh. Nếu hai
người cùng ngã thì làm gì còn “và”. Đấy không phải là đồ vật, không thể sờ
thấy được, không thể đánh rơi được, - Xéc-gây ngừng một lát, cười láu lỉnh.
- Nhưng bố cũng đúng. Thực ra bố không ném chữ “và” ra khỏi ống khói.
Bố có nhận ra nó. Thế có nghĩa là chữ đó mang một thông tin quan trọng.
Nó quan trọng ở chỗ thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa đối tượng “A” và đối
tượng “B”. Mặc dù “và” không phải là một đồ vật, nhưng nó tồn tại và giúp
người ta nhận ra nhau.
— Thông minh lắm,- ông Pa-ven An-tô-nô-vích nhận xét. - Như vậy là bố
con ta hiểu nhau rồi đấy chứ nhỉ.
— Con nghĩ rằng, mọi vật thật đơn giản. - cậu con trai nói tiếp. - Mỗi chữ,
mỗi từ, mỗi vật, ngay cả gió và mặt trời cũng mang trong mình một lượng
thông tin. Ví dụ, bố đọc bảo biết được tin tức mới. Con làm toán áp dụng
các công thức và tìm ra đáp số. Trên mặt biển, thuyền trưởng lái tàu chỉ cần
nhìn sóng cũng đoán được chiều gió. Tất cả chúng ta đều cùng làm một việc:
lấy một thông tin nào đó nghiên cứu và cố thu cho được những nhận xét tốt.
Đó là qui tắc chính của người máy.
Căn cứ vào câu nói uyên bác đó, ông bố đưa ra một kết luận thật bất ngờ:
— Như vậy có nghĩa là nếu con bị điểm “ba” và con nói rằng “con có
hiểu tất cả” thì không được tin vào lời con, mà phải tin vào kết quả ghi trong