— Có khi nghĩ suốt đời mà chả phát minh ra cái gì cả, mọi người phản
đối. - Hay là lại phát minh ra chiếc xe đạp.
— Đúng là “tìm ra châu Mỹ”
! - Ma-ca-rơ Gu-xép kêu lên, - Ai mà
chẳng hiểu là mọi cái đều phụ thuộc vào óc tưởng tượng. Mỗi người có một
kiểu suy tư.
Cuộc tranh luận đến đây kết thúc và bắt đầu chuyển sang cãi lộn. Thầy
Tа-ra-ta kêu gọi giữ trật tự.
— Thầy rất hài lòng được nghe các em phát biểu. Mọi câu trả lời đều
đúng. Tóm lại, thầy sẽ bắt đầu từ câu phát biểu sau cùng: Mỗi người có một
kiểu suy tư. Các thầy là những nhà giáo thì muốn cho đầu óc các em học
sinh đều hoạt động xuất sắc. Liệu có thể đạt được điều đó không? Có thể
lắm! Các em thu nhận được ở nhà trường một lượng tri thức nhất định. Đó là
thông tin. Thông tin này sẽ được xếp đặt vào trong trí nhớ của các em. Một
thời gian sau, một phần thông tin bị quên lãng đi, nhưng không mất hẳn.
Chẳng qua là nó được cất vào kho trí nhớ để nhường chỗ cho thông tin mới.
Như vậy quá trình sáng tạo là gì?... Giả sử các em định xây dựng một tác
phẩm nghệ thuật hay khoa học. Các em ngồi vào bàn và suy nghĩ. Những ý
nghĩ cứ nảy ra và nhớ đến cái này xong lại nhớ luôn đến cái khác. Đó chính
là sự tập hợp các thông tin có sẵn trong trí nhớ. Thỉnh thoảng người ta nói
rằng: nếu không suy nghĩ thì tư tưởng không thể tự chui vào đầu óc được
v.v... Các em đừng vội thất vọng! Chỉ cần các em kiên trì đòi hỏi trí nhớ làm
việc thì các em sẽ có một kho kiến thức phong phú.
Một người nào đó bỗng hỏi:
— Thưa thầy nhỡ nhớ toàn chuyện vớ vẩn thì sao?
— Thì có sao đâu. Một số ý nghĩ tưởng như ngốc nghếch chẳng ích lợi gì,
nhưng về nau có khi lại cần đến đấy. Càng nhiều những ý nghĩ, những so
sánh khác nhau - thậm chí là ở trong những lĩnh vực hiểu biết khác nhau,
càng có điều kiện sáng tạo ra những hình tượng lý thú và bất ngờ đối với các
em. Ở đây là nói về sự ngẫu nhiên. Cũng như vậy, sự phát sinh ra một tư
tưởng mới thường là bất ngờ. Những cái đó không phải như vậy. Sự phát