CHÚ BÉ TRONG VALI - Trang 168

minh là phụ thuộc vào các qui luật thống kê, cần phải xuất phát từ nhiều góc
độ khác nhau mà tìm tòi, suy nghĩ nhiều về nhiệm vụ của mình... Và chính
đó, chính đó mới là điều kỳ diệu...”.

Thầy giáo Ta-ra-ta sửa lại kính, đọc thầm thì:

Tôi hồi tưởng phút giây kỳ diệu;

Bạn hiện ra như một thiên thần,

Một thoáng thôi mà đã thấy gần,

Như vẻ đẹp muôn phần tinh khiết...

Khác nào một làn gió nhẹ thoảng qua lớp học, làm dịu đi những nét mặt,

làm nhòa đi những ánh mắt.

Một thoáng dừng lại, thầy Ta-ra-ta nói tiếp:

— Phải đấy. Chỉ vỏn vẹn có mấy chục chữ trong mấy dòng, thế mà trong

đó chứa đựng toàn bộ một thế giới cảm xúc. Nhà thơ nói chuyện với các em,
cả một thế hệ mai sau, còn các em thì hiểu nhà thơ.

Lúc đó Điện Tử thốt ra một câu không đúng chỗ:

— Nhà toán học nổi tiếng Đa-vít Hin-be cũng nói về một học sinh của

mình như thế này: “Anh ta trở thành nhà thơ bởi vì anh ta muốn học toán
học mà không đủ trí tưởng tượng”.

Thật chẳng khác nào sấm dậy. Mọi người quên cả thơ, quên cả làn gió mát

thoáng qua lớp học, cười ồ lên. Thậm chí chiếc kính của thầy Ta-ra-ta tụt
hẳn xuống mũi.

Thầy giáo ổn định lại trật tự và nói:

— Chứ sao nữa. Em hoàn toàn đúng bởi vì có ý kiến cho rằng các nhà

toán học có sức tưởng tượng mạnh nhất.

Thầy Ta-ra-ta bắt đầu kể về lý thuyết xác suất nảy sinh ra bất ngờ như thế

nào. Các nhà bác học Ble-dơ Pa-xcan và Pi-e Phéc-ma ở thế kỷ mười bảy rất
ham thích những trò giải trí. Hai ông cùng nhau phân tích trò chơi ném
khăng và phát minh ra một loại quy luật. Những quy luật này sau đó phát

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.