CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG - Trang 100

nhà nước đã bén rễ rất sau vào tâm trí của những người nắm quyền kiểm
soát bộ máy cưỡng bức và đàn áp; không bao giờ họ có thể tự nguyện
chống lại được cám dỗ đó. Chính phủ tự do là chính phủ contradictio in
adjecto
[mang trong mình nó mâu thuẫn nội tại - tiếng Latin - ND]. Do áp
lực của dư luận mà các chính phủ phải chấp nhận chủ nghĩa tự do, chính
phủ tự nguyện trở thành chính phủ tự do là hi vọng viển vông.

Điều gì buộc những người cai trị phải công nhận quyền sở hữu của các

thần dân? Không khó hiểu nếu đấy là một xã hội gồm toàn những điền chủ
giàu có như nhau. Trong chế độ xã hội như thế, bất kì nỗ lực nào nhằm hạn
chế quyền sở hữu sẽ đều gặp phải sự phản đối tức thời của tất cả các thần
dân, và chính phủ sẽ bị lật đổ. Nhưng tình hình sẽ khác hẳn nếu đấy không
phải là xã hội thuần nông mà có cả sản xuất công nghiệp nữa, đặc biệt là
nếu có các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp bỏ nhiều vốn đầu tư vào
các ngành công nghiệp, khai khoáng và thương mại. Trong xã hội như thế,
những người nắm quyền trong chính phủ có thể dễ dàng thực hiện những
hành động nhằm chống lại sở hữu tư nhân. Trên thực tế, tấn công vào sở
hữu tư nhân bao giờ cũng mang lại cho chính phủ nhiều thuận lợi hơn cả -
rất dễ dàng kích động quần chúng đứng lên chống lại những người có nhiều
đất đai và vốn liếng. Vì vậy mà liên kết với “nhân dân” nhằm chống lại giai
cấp có của đã và vẫn là tư tưởng của tất cả các vua chúa, những nhà độc tài
và bạo chúa từ xưa đến nay. Đế chế thứ hai của Louis Napoléon

(6)

không

chỉ là chế độ được xây dựng trên những nguyên tắc của chủ nghĩa Caesar.
Nhà nước độc tài của dòng họ Hohenzollerns ở Phổ cũng nắm lấy tư tưởng
về việc giành sự ủng hộ của giai cấp công nhân trong cuộc chiến chống lại
giai cấp tư sản tự do bằng chính sách của chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa
can thiệp do Lassalle đưa vào nền chính trị Đức trong cuộc đấu tranh hiến
pháp ở Phổ. Đấy chính là nguyên tắc căn bản của “chế độ quân chủ xã hội”,
một chế độ được Schmoller

(7)

và trường phái của ông ta hết sức tán dương.

Tuy nhiên, bất chấp tất cả những sự ngược đãi như thế, thể chế sở hữu

tư nhân vẫn tiếp tục tồn tại. Cả sự tức giận của chính phủ, cả những chiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.