dịch đầy thù hận của những nhà văn và những nhà đạo đức học, của nhà thờ
và các tôn giáo lẫn sự oán hờn của quần chúng – có nguồn gốc từ sự ghen
tức mang tính bản năng – đều không thể tiêu diệt được nó. Mọi cố gắng
nhằm thay nó bằng phương pháp tổ chức sản xuất và phân phối khác đều
nhanh chóng chứng tỏ rằng đó là việc là phi lí và bất khả. Người ta buộc
phải công nhận rằng thể chế sở hữu tư nhân là thể chế tối cần thiết, và dù
muốn hay không người ta phải quay về với nó.
Tuy nhiên, cho đến nay người ta vẫn không chịu hiểu rằng lí do của việc
quay trở lại với thể chế sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất là: về nguyên tắc đó
là nền tảng của hệ thống kinh tế nhằm phục vụ các nhu cầu và mục đích của
con người. Người ta vẫn không thể giả thoát khỏi hệ tư tưởng đã bám vào
đầu óc họ, mà cụ thể là tin rằng sở hữu tư nhân là cái ác mà ta phải chấp
nhận cho đến khi nhân loại đủ trưởng thành về mặt đạo đức. Mặc dù các
chính phủ - trái ngược với những ý định của mình, và tất nhiên là cũng trái
ngược với xu hướng của mọi trung tâm quyền lực – chấp nhận sự tồn tại
của sở hữu tư nhân, nhưng họ vẫn tiếp tục bám chặt vào (không chỉ bằng
biểu hiện bên ngoài mà cả trong suy nghĩ) hệ tư tưởng thù địch với quyền tư
hữu. Thực ra, họ cho rằng về nguyên tắc phản đối sở hữu tư nhân là đúng,
và chỉ vì yếu đuối hoặc phải tính đến quyền lợi của những nhóm có nhiều
ảnh hưởng mà họ phải đi chệch khỏi nguyên tắc này.
4. Chủ nghĩa xã hội là bất khả thi
Người ta thường nghĩ rằng chủ nghĩa xã hội chưa thành hiện thực vì dân
chúng chưa có những phẩm chất mà xã hội xã hội chủ nghĩa yêu cầu. Người
ta lo ngại rằng dưới chế độ chủ nghĩa xã hội phần đông sẽ không nhiệt tình
thực hiện trách nhiệm và công việc như họ đã từng thể hiện trong những
công việc hằng ngày trong chế độ dựa trên quyền sở hữu tư nhân tư liệu sản
xuất. Trong xã hộ tư bản, mỗi người đều biết rằng làm nhiều thì hưởng
nhiều, làm ít thì hưởng ít, thu nhập tỉ lệ thuận với thành quả lao động. Trong