hơn thì nó sẽ sa thải một số người, những người bị sa thải sẽ khó tìm được
công việc trong ngành sản xuất đó. Áp lực trên thị trường lao động do các
công nhân bị sa thải tạo ra sẽ làm cho tiền lương trong ngành đó giảm đi.
Đến lượt nó, điều này lại thúc đẩy công nhân tìm việc trong những ngành
đang muốn tìm công nhân và vì vậy mà sẵn sàng trả lương cao hơn.
Người ta sẽ thấy ngay rằng muốn đáp ứng nguyện vọng vừa có việc làm
vừa có mức lương cao của công nhân thì phải làm gì. Nói chung, không thể
đẩy mức lương lên cao hơn mức mà nó có thể giữ trên thị trường, nếu thị
trường không bị nhà nước và áp lực của các định chế khác can thiệp, để
không tạo ra những hiệu ứng phụ không có lợi đối với người công nhân.
Một lĩnh vực hoặc một nước chỉ có thể nâng lương nếu người ta không cho
công nhân từ những lĩnh vực khác hay từ nước khác chuyển tới. Những
người công nhân bị cấm di chuyển đã phải trả giá cho những lần tăng lương
như thế. Lương của những người này sẽ thấp hơn mức mà đáng ra họ có thể
lĩnh nếu họ được tự do đi lại. Như vậy là việc nâng lương cho nhóm người
này đã buộc nhóm người khác phải trả giá. Chính sách ngăn cản quá trình
dịch chuyển lao động chỉ làm lợi cho những người công nhân trong những
nước và những ngành thiếu hụt lao động. Trong những ngành và những
nước không bị thiếu hụt lao động thì chỉ có một cách tăng lương sau đây:
nâng cao năng suất lao động, hoặc bằng cách tăng thêm vốn khả dụng hoặc
thông qua quá trình cải tiến công nghệ.
Nhưng, nếu chính phủ quy định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương
tĩnh hoặc tự nhiên thì người sử dụng lao động sẽ thấy rằng họ không còn
giữ được cho một loạt doanh nghiệp có lãi như thời mức lương còn thấp
nữa. Họ sẽ phải thu hẹp sản xuất và sa thải công nhân. Kết quả của việc
tăng lương một cách nhân tạo, nghĩa là mức lương được áp đặt cho thị
trường, là số người thất nghiệp gia tăng.
Bây giờ dĩ nhiên là người ta không còn tìm cách quy định mức lương tối
thiểu trên diện rộng nữa. Nhưng sức mạnh của công đoàn cho phép họ làm