thị trường trên toàn thế giới. Nếu quá trình phát triển này không bị chủ
nghĩa bảo hộ và những biện pháp bài tư bản khác cản trở, thì kết quả sẽ là:
trong mỗi lĩnh vực sản xuất sẽ chỉ còn một ít công ty, thậm chí một công ty
chuyên sản xuất với mức độ chuyên nghiệp hóa cực kì cao và cung cấp cho
toàn thế giới.
Hiện nay, dĩ nhiên đấy còn là điều xa lạ với chúng ta vì tất cả các chính
phủ đều thi hành chính sách nhằm chia cắt nền kinh tế thế giới thành những
mảnh nhỏ, trong đó, bằng những loại thuế xuất nhập khẩu và những biện
pháp bảo trợ khác, người ta cố tình giữ lại hoặc thành lập mới những công
ty không thể cạnh tranh trên thị trường tự do. Người ta cho rằng những
chính sách nhằm chống lại việc tập trung hóa năng lực sản xuất như thế là
nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự bóc lột của những tổ hợp độc quyền.
Để xem xét giá trị của luận điểm này ta sẽ giả sử rằng quá trình phân
công lao động trên thế giới đã tiến xa đến mức việc sản xuất mỗi mặt hàng
đều tập trung trong tay một hãng duy nhất, và người tiêu dùng, với tư cách
là người mua, bao giờ cũng phải đối mặt với một người bán hàng duy nhất.
Trong những điều kiện như thế, nếu theo lí thuyết kinh tế thiếu cân nhắc thì
người sản xuất sẽ có thể treo giá thật cao để được lợi nhuận khổng lồ, và
như vậy là làm giảm đáng kể mức sống của người tiêu dùng. Dễ dàng nhận
thấy rằng đây là ý tưởng hoàn toàn sai lầm. Giá cả độc quyền, nếu đấy
không phải là do những hành động can thiệp của chính phủ, chỉ có thể giữ
được giữ được nếu kiểm soát được các loại khoáng sản và những nguồn lực
cần thiết khác. Lợi nhuận của một công ty sản xuất độc quyền mà lớn hơn
lợi nhuận của các công ty khác thì chắc chắn sẽ thúc đẩy sự hình thành các
công ty cạnh tranh, và cạnh tranh là nhằm loại bỏ thế độc quyền, và đưa giá
và lợi nhuận về tiêu chuẩn chung.
Tuy nhiên, các công ty độc quyền trong các lĩnh vực sản xuất không thể
trở thành hiện tượng phổ biến được vì ở mỗi mức độ tích lũy của cải của
nền kinh tế, số vốn được đầu tư và số lao động sẵn sàng tham gia sản xuất –