thông vận tải. Hệ thống môn bài có tác dụng tới mức độ nào đối với sự độc
quyền trong lĩnh vực này vẫn còn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp. Hiện
nay, nói chung, người ta đã không còn lo lắng nhiều về vấn đề này. Ô tô và
máy bay đã trở thành những phương tiện cạnh tranh đầy thách thức đối với
ngành đường sắt. Nhưng ngay cả trước khi các phương tiện đó xuất hiện thì
việc sử dụng đường thủy cũng đã đặt ra mức trần đối với giá vé mà ngành
đường sắt có thể thu trên một số tuyến đường.
Quan điểm của nhiều người hiện nay cho rằng các công ty độc quyền sẽ
giết chết những điều kiện tiên quyết cho việc thực thi lí tưởng tự do của chủ
nghĩa tư bản chẳng những là một sự thổi phồng quá đáng mà còn là sự thiếu
hiểu biết thực tế. Dù có xuyên tạc vấn đề độc quyền như thế nào thì chúng
ta vẫn luôn đi đến kết luận rằng giá cả độc quyền chỉ có thể xảy ra nếu
người ta kiểm soát được những nguồn lực tự nhiên đặc thù nào đó, hoặc
những quy định của pháp luật và bộ máy hành chính tạo ra những điều kiện
cần thiết cho sự hình thành các doanh nghiệp độc quyền. Nếu kinh tế được
phát triển một cách tự do thì, ngoại trừ ngành khai khoáng và một vài lĩnh
vực có liên quan, xu hướng cản trở cạnh tranh sẽ không có đất sống. Ý kiến
thường được người ta đưa ra nhằm chống lại chủ nghĩa tự do là những điều
kiện cạnh tranh từng tồn tại trong thời kì khi mà kinh tế học và tư tưởng tự
do cổ điển vừa mới xuất hiện đã không còn giữ thế thượng phong là ý kiến
hoàn toàn không đúng. Muốn tái lập những điều kiện đó thì chỉ cần thực
hiện một vài yêu cầu của chủ nghĩa tự do, mà cụ thể là: tự do thương mại
trong từng nước và giữa các nước.
8. Quan liêu hóa
Người ta cũng thường nói rằng điều kiện cần cho việc thực thi lí tưởng
tự do của xã hội đã không còn trên một khía cạnh nữa. Đấy là, quá trình
phân công lao động tất dẫn đến sự hình thành của những doanh nghiệp lớn,
ngày càng đòi hỏi nhiều lao động hơn. Nghĩa là trong quá trình làm việc các