khu vực có nhiều dân tộc sinh sống, trường học là "phần thưởng" chính trị
quan trọng nhất. Khi còn là định chế bắt buộc và của nhà nước thì nó không
thể tách rời chính trị. Chỉ có một biện pháp giải quyết: nhà nước, chính phủ,
luật pháp không bao giờ được dính dáng đến vấn đề học hành và giáo dục.
Không được dùng tiền của nhà nước cho những mục đích này. Việc giáo
dục và dạy dỗ thanh thiếu niên phải là việc của cha mẹ, của các hiệp hội và
định chế tư nhân.
Thà có một số thanh niên không được học hành còn hơn là họ được
hưởng thú vui học tập nhưng rồi khi lớn lên sẽ có nguy cơ bị giết hoặc bị
tàn phế suốt đời. Mù chữ nhưng khỏe mạnh còn hơn là biết chữ mà tàn tật.
Nhưng ngay cả khi ta đã loại bỏ được những áp bức về mặt tinh thần do
chính sách giáo dục bắt buộc gây ra thì cũng còn lâu ta mới loại trừ được tất
cả những nguồn gốc của sự va chạm giữa các dân tộc sống trong khu vực đa
ngôn ngữ. Trường học có thể là một phương tiện áp bức dân tộc - theo quan
niệm của chúng tôi thì là phương tiện nguy hiểm nhất - nhưng không phải là
phương tiện duy nhất. Bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ vào đời sống
kinh tế cũng đều có thể trở thành phương tiện ngược đãi những dân tộc
không nói cùng thứ tiếng với nhóm đang cầm quyền. Vì thế, muốn bảo vệ
hòa bình thì hoạt động của chính phủ phải được giới hạn trong lĩnh vực mà
không ai có thể thay thế, theo đúng nghĩa đen của từ này.
Chúng ta không thể không có bộ máy của chính phủ để bảo vệ và duy
trì cuộc sống, quyền tự do, tài sản và sức khỏe của mỗi cá nhân. Nhưng
trong những khu vực có thể xảy ra kì thị chủng tộc thì ngay cả hành động
của cảnh sát và tòa án nhằm phục vụ những mục tiêu trên cũng có thể xảy
ra nguy cơ. Chỉ có ở những nước, nơi người dân không có thái độ thiên vị
dân tộc này hay dân tộc khác, ta mới không phải lo quan chức có thái độ kì
thị khi thi hành luật pháp nhằm bảo vệ đời sống, quyền tự do, tài sản và sức
khỏe. Còn ở những nơi mà sự khác biệt về tôn giáo, khác biệt về dân tộc và
những khác biệt tương tự đã trở thành hố sâu ngăn cách người dân đến mức