tạo ra trong những khu vực đa ngôn ngữ hệ thống áp bức, đủ sức làm lung
lay nền hòa bình trên toàn thế giới.
Khi cương lĩnh của chủ nghĩa tự do chưa được thực hiện một cách trọn
vẹn trong những khu vực có nhiều dân tộc sinh sống thì lòng hận thù giữa
dân tộc này với dân tộc khác chắc chắn sẽ ngày càng gia tăng, và sẽ tiếp tục
làm bùng lên những cuộc chiến tranh và bạo loạn mới.
5. Chủ nghĩa đế quốc
Những ông vua chuyên chế trong các thế kỉ trước đây thèm khát chinh
phục để mở rộng lãnh thổ và làm giàu. Không ông vua nào có quyền lực
tuyệt đối cho nên phải có sức mạnh thì mới giữ được quyền lực trong cuộc
đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài. Không ông vua nào cảm thấy đủ
giàu, vì ông ta cần có thêm tiền để nuôi quân và nuôi bọn tùy tùng.
Đối với nhà nước theo chủ nghĩa tự do, mở rộng hay không mở rộng
biên giới lãnh thổ không phải là vấn đề quan trọng. Không thể chiếm đoạt
của cải bằng cách sáp nhập các tỉnh mới vì "thu nhập" từ một vùng lãnh thổ
nào đó phải được sử dụng cho bộ máy quản lí nó. Đối với nhà nước theo
chủ nghĩa tự do, tức là nhà nước không ấp ủ những kế hoạch xâm lược, việc
tăng cường lực lượng quân sự không phải là điều quan trọng. Quốc hội của
các nước theo đường lối chủ nghĩa tự do chống lại mọi cố gắng nhằm tăng
cường tiềm lực quân sự của đất nước, và phản đối mọi chính sách xâm lược
và hiếu chiến.
Nhưng chính sách hòa bình của trường phái tự do, trong những năm 60
của thế kỉ trước (thế kỉ XIX - ND), khi chủ nghĩa tự do thu được hết thắng
lợi này đến thắng lợi khác, được coi là chắc chắn, ít nhất là ở châu Âu, đặt
trên cơ sở giả định rằng dân chúng sống trên mỗi vùng lãnh thổ đều có
quyền tự quyết định họ thuộc về quốc gia nào. Nhưng vì các chế độ chuyên
chế không chịu từ bỏ đặc quyền đặc lợi một cách hòa bình cho nên trước