CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG - Trang 161

các nước thuộc địa. Nhằm gia tăng sức mạnh cho những luận cứ như thế, có
thể vẽ ra những bức tranh kinh hoàng về điều kiện từng tồn tại ở Trung Phi
và nhiều vùng khác ở châu Á trước khi chính quyền của người châu Âu
được thiết lập ở đấy. Có thể nhắc lại những vụ săn nô lệ do người Ả Rập
tiến hành ở Trung Phi hay những vụ bạo hành vô cùng thất đức của các bạo
chúa Ấn Độ. Nhưng dĩ nhiên đây là phương pháp lí luận mang tính đạo đức
giả và người ta không được quên, ví dụ như việc buôn bán nô lệ chỉ phát đạt
khi những hậu duệ của người châu Âu định cư ở các thuộc địa châu Mĩ bắt
đầu trở thành những người mua trên thị trường nô lệ. Nhưng chúng ta hoàn
toàn không cần phải đi sâu vào tất cả những "chống báng" hay "ủng hộ" của
các lí luận theo kiểu này. Nếu nói rằng quyền lợi của dân chúng thuộc địa là
lí do ủng hộ cho việc giữ chính quyền của người châu Âu thì ta nên nói rằng
tốt hơn hết hãy giải tán toàn bộ chính quyền đó. Không ai có quyền can
thiệp vào công việc của người khác nhằm thúc đẩy quyền lợi của những
người đó, còn những kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình thì không được giả
vờ là đang hành động quên mình chỉ vì quyền lợi của những người khác.
Tuy nhiên, ở đây có một luận cứ ủng hộ cho việc tiếp tục nắm quyền và ảnh
hưởng của người châu Âu ở những lãnh thổ thuộc địa. Nếu người châu Âu
không bắt các nước nhiệt đới trở thành thuộc địa của mình, nếu họ không
làm cho hệ thống kinh tế của mình bị phụ thuộc khá nhiều vào việc nhập
khẩu nguyên liệu từ vùng nhiệt đới và sản phẩm nông nghiệp hải ngoại và
thanh toán bằng sản phẩm công nghiệp thì ta có thể bình tĩnh thảo luận vấn
đề có nên đưa những vùng này vào hệ thống thị trường thế giới hay không.
Nhưng tình hình khác hẳn vì quá trình thực dân hóa đã đẩy tất cả những
vùng lãnh thổ này vào khuôn khổ của cộng đồng kinh tế toàn cầu. Nền kinh
tế châu Âu hiện phụ thuộc khá nhiều vào sự tham gia của châu Phi và
những vùng lãnh thổ rộng lớn của châu Á vào nền kinh tế thế giới với vai
trò là những nước cung cấp tất cả các nguyên vật liệu. Người ta không dùng
vũ lực để tước đoạt những nguyên vật liệu này. Nguyên vật liệu cũng không
phải là đồ cống nạp mà được trao tay trên cơ sở trao đổi tự nguyện với
những sản phẩm công nghiệp của châu Âu. Như vậy quan hệ không phải là
một chiều, ngược lại, nó có lợi cho cả hai bên, và người dân các nước thuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.