tiếng mà còn sợ những rắc rối về luật pháp, tôn giáo và nhiều khó khăn
khác nữa.
Vào đầu thế kỉ XIX, có thể khẳng định chắc chắn là vốn và lao động đã
có thể luân chuyển tự do trong nội bộ mỗi nước, chỉ có chuyển từ nước này
sang nước khác mới gặp cản trở. Lời biện hộ duy nhất cho sự khác biệt về lí
thuyết kinh tế nội thương và lí thuyết kinh tế ngoại thương ắt phải nằm
trong cái thực tế là đối với nội thương thì vốn và lao động có thể luân
chuyển tự do còn ngoại thương thì lại khác. Như vậy, vấn đề mà lí thuyết
kinh tế cổ điển phải giải thích có thể được viết như sau: thương mại tự do
hàng hóa tiêu dùng giữa các nước sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu việc
luân chuyển vốn và lao động từ nước này sang nước kia bị hạn chế?
Lí thuyết của Ricardo đã trả lời câu hỏi này. Các ngành sản xuất phân
bố giữa các nước sao cho mỗi nước đều dành hết nguồn lực của nó cho
những ngành mà họ có ưu thế nhất so với các nước khác. Những người theo
chủ nghĩa trọng thương sợ rằng đất nước có những điều kiện sản xuất bất
lợi sẽ nhập nhiều hơn xuất, và cuối cùng sẽ không còn tiền. Họ đòi phải ban
hành đúng lúc những biểu thuế có tính chất bảo hộ, và cấm nhập khẩu nhằm
tránh những trường hợp đáng tiếc như thế. Lí thuyết kinh tế cổ điển chứng
minh rằng sợ hãi như thế là thiếu cơ sở. Ngay cả đất nước mà điều kiện sản
xuất trong từng ngành đều kém thuận lợi hơn các nước khác thì cũng không
cần sợ là họ sẽ xuất ít hơn là nhập. Lí thuyết cổ điển đã chứng minh một
cách xuất sắc và hiển nhiên, không thể phủ nhận được rằng ngay cả những
nước có những điều kiện sản xuất tương đối thuận lợi cũng phải thấy rằng
họ sẽ được lợi nếu nhập từ các nước có những điều kiện sản xuất tương đối
bất lợi những món hàng mà chắc chắn họ sẽ sản xuất với giá rẻ hơn, nhưng
không rẻ bằng những món hàng mà họ đang sản xuất.
Như vậy, lí thuyết cổ điển về thương mại tự do đã nói với các chính
khách như sau: có những nước có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, và
có những nước mà điều kiện tự nhiên tương đối bất lợi. Một khi không có