phẩm của những người khá giả - không chỉ ở Mĩ, mà còn ở những nơi khác
nữa - những nó sẽ trở thành thông dụng với tất cả mọi người trong một
tương lai không xa nếu kinh tế vẫn phát triển với tốc độ như hiện nay. Quần
chúng không được hưởng thụ những thành quả của nền văn minh vật chất,
như những người khá giả hiện nay, thì đời sống nội tâm của con người có
thể phát triển được không? Một người nhếch nhác có thể hạnh phúc được
không?
Chỉ có thể trả lời những người tán tụng thời Trung cổ rằng chúng ta
không biết người thời đó có cảm thấy hạnh phúc hơn người thời nay hay
không. Còn những người quản bá lối sống của phương Đông thì chúng ta có
thể hỏi rằng châu Á có đúng là thiên đường như họ nói hay không?
Tán dương một cách trơ trẽn nền kinh tế trì trệ, coi đấy là lí tưởng xã
hội là luận cứ còn lại cuối cùng mà kẻ thù của chủ nghĩa tự do phải dựa vào
nhằm biện hộ cho học thuyết của họ. Những phải luôn nhớ rằng xuất phát
điểm của họ là lời kết án cho rằng chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản cản
trở sự phát triển lực lượng sản xuất và phải chịu trách nhiệm trước sự nghèo
đói của quần chúng. Kẻ thù của chủ nghĩa tự do nói rằng mục tiêu của họ là
trật tự xã hội có khả năng tạo ra nhiều của cải hơn là chế độ mà họ đang
công kích. Còn bây giờ, sau khi đã bị những cuộc phản kích của kinh tế học
và xã hội học đẩy vào chân tường, họ buộc phải công nhận rằng chỉ có chủ
nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do, chỉ có sở hưu tư nhân và các nghiệp chủ
được hoạt động mà không bị gây khó dễ, mới có thể đảm bảo được năng
suất lao động cao nhất.
Người ta thường nói rằng các đảng chính trị hiện nay bị chia rẽ bởi
những mâu thuẫn căn bản trong quan điểm triết học của họ. Lí lẽ không thể
giải quyết được những vấn đề như thế. Thảo luận những mâu thuẫn có tính
đối kháng như thế chắc chắn là công việc vô ích. Mỗi bên sẽ vẫn giữ quan
điểm của mình vì đấy là thế giới quan mà lí lẽ không thể lay chuyển được.
Mục tiêu phấn đấu của mỗi người mỗi khác. Không thể có chuyện là những