người phấn đấu cho những mục tiêu khác nhau đó lại chấp nhận cùng một
phương pháp hành động được.
Không có gì vô lí hơn là lời khẳng định như thế. Ngoại trừ một vài
người kiên định với lối sống khổ hạnh, đấy là những người tìm cách từ bỏ
tất cả những thứ phù phiếm của cuộc đời và cuối cùng đạt đến trạng thái
chẳng còn mong ước và cũng không cần hành động, thực chất đấy chính là
trạng thái tự phủ nhận chính mình, còn tất cả những người da trắng khác, dù
có quan điểm khác nhau như thế nào về những vấn đề siêu nhiên, đều thích
hệ thống xã hội có năng suất lao động cao hơn là hệ thống có năng suất lao
động thấp. Ngay cả những người tin rằng việc cải thiện liên tục nhu cầu của
con người không hẳn là điều hay và sẽ là tốt hơn nếu chúng ta sản xuất ít đi
- mặc dù khó tin là có nhiều người nghĩ như thế - cũng không muốn là sẽ
tạo ra hàng hóa ít hơn với cùng lượng lao động như cũ. Chắc chắn là họ
muốn làm ít đi và kết quả là sản phẩm ít đi, chứ không phải là vẫn muốn
làm như thế những sản phẩm lại ít đi.
Mâu thuẫn đối kháng về mặt chính trị hiện nay không phải là cuộc luận
chiến về những vấn đề triết học cơ bản mà là những đáp án khác nhau đối
với câu hỏi: làm sao đạt được mục đích - mà ai cũng công nhận là hợp lẽ -
một cách nhanh nhất và ít tốn kém nhất? Mục đích mà mọi người đều
hướng tới chính là đáp ứng các nhu cầu của con người một cách tốt nhất,
đấy là thịnh vượng và giàu có. Dĩ nhiên đấy không phải là tất cả những điều
mà người ta khao khát, nhưng đấy là tất cả những gì người ta có thể hi vọng
giành được cùng với sự trợ giúp của những phương tiện bên ngoài và hợp
tác xã hội. Còn sự thanh thản nội tâm - hạnh phúc, bình an, phấn khởi - thì
mỗi người phải tự tìm lấy trong chính mình.
Chủ nghĩa tự do không phải là một tôn giáo, không phải là một thế giới
quan, không phải là một đảng của những lợi ích đặc biệt. Chủ nghĩa tự do
không phải là tôn giáo cho nên nó không đòi hỏi người ta phải tin hay sùng
bái vì nó không có gì bí mật và cũng không có một tín điều nào. Chủ nghĩa