CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG - Trang 60

sở hữu. Nhưng duy trì thể chế này là lợi ích của tất cả các giai tầng trong xã
hội. Ngay cả một người nghèo, một kẻ chẳng có chút tài sản nào, cũng có
đời sống khấm khá hơn rất nhiều so với đời sống trong một xã hội không có
khả năng sản xuất được một phần những gì được sản xuất trong xã hội hiện
nay.

5. Bất bình đẳng về tài sản và thu nhập

Bất bình đẳng về tài sản và thu nhập là vấn đề bị phê phán nặng nề nhất.

Trong xã hội có người giàu và người nghèo, có người rất giàu và cũng có
người rất nghèo. Cách giải quyết cũng không có gì khó: chia đều tất cả tài
sản.

Cách thứ nhất để phản đối đề xuất này là cho rằng nó sẽ chẳng giúp cải

tạo được tình hình vì số người có mức tài sản vừa phải lớn hơn rất nhiều lần
số người giàu có, cho nên việc phân chia lại như thế sẽ chẳng làm tăng được
mức sống của mỗi người thêm được bao nhiêu. Điều này dĩ nhiên là đúng,
nhưng không đủ. Những người đòi sự bình đẳng trong việc phân chia thu
nhập đã bỏ qua một chi tiết quan trọng nhất: tổng số tài sản có thể đem phân
phối, tức là thu nhập hàng năm của lao động xã hội, không phụ thuộc vào
cách phân phối chúng. Số sản phẩm khổng lồ đang có trong xã hội hôm nay
không phải là hiện tượng tự nhiên hay công nghệ độc lập với các điều kiện
xã hội mà chính là kết quả của những thể chế xã hội của chúng ta. Chỉ vì
bất bình đẳng về tài sản có thể tồn tại trong xã hội của chúng ta, chỉ vì nó
thúc đẩy mọi người mang hết sức mình ra sản xuất và sản xuất với giá thành
thấp nhất cho nên loài người mới có trong tay số tài sản được sản xuất ra và
được tiêu thụ hàng năm như hiện nay. Nếu giả sử động cơ lao động đó bị
phá hủy thì năng suất lao động sẽ bị giảm đáng kể, phần đem phân phối cho
mỗi cá nhân sẽ ít hơn rất nhiều so với phần mà một người nghèo nhất đang
nhận được hiện nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.