nhân đó chấm dứt mọi lí do. Liệu điều này có giống với Chúa truyền
thống, người giống một cá tính hơn là siêu vũ trụ hay không, chắc
chắn sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra. Vì vậy, lập luận không thể thực
sự xác định được lí do của bất cứ điều gì giống như Chúa.
Được xem như một ví dụ về lời biện giải, tuy nhiên, chúng ta có
thể thấy giá trị thực sự của lập luận. Nó cho thấy người theo tôn giáo
có thể dung hòa niềm tin của họ như thế nào với những gì chúng ta
biết về vũ trụ. Nó tương thích với lí trí và những gì chúng ta biết để
cho rằng vụ nổ lớn do Chúa gây ra, và có thể tất cả mọi thứ trong vũ
trụ đều phải có nguyên nhân nhưng vì là chuỗi nhân quả, nên nó phải
dừng lại ở đâu đó, dừng lại ở chỗ Chúa. Vì vậy, miễn là tín đồ không
nhầm lẫn lập luận là bằng chứng cho sự tồn tại của Chúa thì họ có
thể duy trì lập luận như một minh chứng cho khả năng hợp lí của
niềm tin vào Chúa. Điều này mở ra câu hỏi về những gì thực sự biện
minh cho niềm tin vào Chúa, mà chúng ta sẽ đề cập sau này.
Một lưu ý nữa là loại lập luận này rất bấp bênh vì về cơ bản nó
đưa ra giả thuyết về một "Chúa của những khoảng hở" (God of the
gaps). Chúa được viện dẫn để giải thích những gì chúng ta hiện
không thể giải thích. Đây là một chiến lược rủi ro. Rốt cuộc, trước
đây người ta đã cầu khẩn Chúa để giải thích [bằng khoa học] tất cả
các loại hiện tượng tự nhiên mà sau này chúng ta đã giải thích, và
mỗi lần như thế Chúa lại phải rút lui, trở về nơi chưa biết. Trong
trường hợp này, Chúa đã rút lui về phía sau hành động náo loạn, gây
ra những phản ứng dữ dội dẫn đến hình thành vũ trụ. Một Chúa như
vậy nhanh chóng thoát ra khỏi nơi mà các tín đồ giấu ông ta.
Lập luận theo thuyết mục đích