CHỦ NGHĨA VÔ THẦN - Trang 125

logic. Do đó, lập luận kết hợp với thuyết mục đích và bản thể học
trong tủ hồ sơ triết học đã đánh dấu "những sai lầm trong quá khứ
cần được rút ra bài học".

Tiếp theo điều biện minh cho niềm tin?

Tôi chắc chắn rằng hầu hết các tín đồ tôn giáo sẽ không quá lo

lắng khi thấy những tranh luận này bị rút ngắn bởi vì rất ít, nếu có, tín
đồ tôn giáo đã bị thuyết phục chấp nhận đức tin của họ trên cơ sở
đó. Nhưng nếu những lập luận như thế này không thể biện minh cho
niềm tin, thì sao? Như một vấn đề thực tế, dường như hầu hết các tín
đồ tôn giáo biện minh cho đức tin của họ bằng một niềm tin bên
trong. Như Russell Stannard đã nói, đối với các tín đồ, dường như họ
biết rằng Chúa tồn tại và không cần phải tranh luận thêm. Nhà triết
học Kitô giáo hàng đầu về tôn giáo Alvin Plantinga gọi đức tin này,
được hiểu là "một nguồn kiến thức đặc biệt, kiến thức không thể đạt
được chỉ bằng lí trí".

Tôi nghĩ điều quan trọng là những người tin và không tin đều nhận

ra điều này. Nếu đây thực sự là nền tảng của niềm tin tôn giáo thì
việc các tín đồ đưa ra những lập luận để ủng hộ niềm tin của họ là
điều không thể tin được. Tương tự như vậy, thật vô ích khi những
người vô thần đả kích tôn giáo bằng những lập luận làm suy yếu
những lí do cho niềm tin nếu chúng không phải là lí do thực sự cho
niềm tin.

Việc truyền tải niềm tin tôn giáo vào cách thức tin tưởng đó, mà

điều này đưa lại cảm giác cho các tín đồ như sự hiểu biết trực tiếp về
sự thật tuyệt đối, có thể phủ nhận hoàn toàn sức mạnh của tất cả các
lập luận của Chủ nghĩa vô thần mà tôi đã phát triển cho đến nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.