thấy chúng ta có thể vẫn sống mà cơ thể đã chết. Ngay cả tên gọi
của chúng - kinh nghiệm cận tử - cũng cho thấy điều đó.
Ở điểm này, người không theo Chủ nghĩa vô thần có thể “trả
miếng” bằng một số bằng chứng mà họ nghĩ người vô thần không
thể trả lời. Một bên “trung gian” sẽ dẫn dắt con người đến chỗ xác
của một đứa trẻ bị giết, đó là thông tin mà không một người đang
sống nào có thể có, thì sẽ như thế nào? Tại sao cảnh sát sử dụng
"phương tiện trung gian" nếu như họ không đáng tin cậy? Làm thế
nào để bạn giải thích "phương tiện trung gian" đã nói với một góa
phụ về những điều mà chỉ có người chồng đã chết của cô ấy biết?
Trong khi đòi hỏi người vô thần cung cấp một trường hợp cụ thể
phản bác tất cả các bằng chứng cho cuộc sống sau khi chết thì
người hữu thần đang tạo nên một đòi hỏi không công bằng. Điều đó
đơn giản chỉ là bất khả thi cho bất cứ ai để đánh giá tất cả những
tuyên bố cá nhân đã được thực hiện. Nhưng các mô hình về sự biện
minh của người vô thần không yêu cầu phải phản bác từng bước
một. Thay vào đó, họ có thể phản ứng bằng cách nêu lên các nguyên
lí chung.
Điểm chung đầu tiên cần được thực hiện là, kiểm tra kĩ hơn, hầu
như tất cả các mảnh ghép của bằng chứng cáo buộc hiện ra yếu hơn
nhiều so với cần thiết. Như David Hume
đã chỉ ra, chúng ta có xu
hướng tự nhiên là đam mê những điều kì diệu và bí ẩn, điều đó đưa
lại mong muốn mạnh mẽ để tin vào những câu chuyện phi thường.
Những người vô thần có thể nói rằng, trong tất cả các trường hợp
mà họ nhìn từ xa thì họ tìm thấy những bằng chứng có vẻ không như
lúc đầu, họ được biện minh trong gia đình tất cả trường hợp tương
tự đều yếu như nhau, trừ khi chứng minh khác. Do đó, trách nhiệm là