Nhân vật chính của Plato, Socrates đặt ra câu hỏi, các vị thần chọn
cái gì là tốt, vì nó là tốt, hay nó tốt vì các vị thần chọn? Nếu lựa chọn
đầu tiên là đúng, điều đó cho thấy cái tốt độc lập với các vị thần (hoặc
theo lòng tin một tôn giáo, Chúa). Tốt chỉ là tốt và đó chính là lí do tại
sao một đức Chúa tốt sẽ luôn luôn chọn điều đó. Nhưng nếu lựa
chọn thứ hai là đúng thì điều đó tạo nên ý tưởng về những gì là tốt
không bị bó buộc. Nếu Chúa chọn một cái gì đó khiến cho nó tốt, vậy
thì điều gì để ngăn chặn Chúa chọn tra tấn, ví dụ thế, và do đó làm
cho nó trở thành tốt? Điều này tất nhiên là vô lí, nhưng lí do tại sao nó
là vô lí khi chúng tôi tin rằng tra tấn là sai và đó là lí do tại sao Chúa
sẽ không bao giờ chọn nó. Để nhận ra điều này, tuy nhiên, cần nhận
ra rằng chúng ta không cần Chúa để xác định đúng và sai. Tra tấn
không phải là sai lầm đơn giản bởi vì Chúa không chọn điều đó.
Theo tôi, thế nước đôi của Euthypryo là một cuộc tranh luận rất
mạnh mẽ chống lại ý tưởng Chúa được yêu cầu cho đạo đức. Thật
vậy, sau đó đã cho thấy Chúa không thể là nguồn gốc của đạo đức
mà không cần đạo đức để trở thành một cái gì đó tùy tiện. Có những
nỗ lực để thoát khỏi tình huống tiến thoái lưỡng nan, nhưng giống
như một bong bóng khí bị kẹt, giải quyết vấn đề tại một điểm chỉ làm
cho nó trở về một điểm khác mà thôi. Ví dụ, một số người nghĩ cách
thoát khỏi tiến thoái lưỡng nan là nói rằng Chúa chỉ có tốt, vì vậy câu
hỏi cho tình thế nước đôi sẽ không được hình thành. Nếu Chúa và
sự tốt lành là một thì chúng ta không thể hỏi Chúa chọn điều tốt đẹp
bởi vì tất cả vốn đã là tốt rồi - dù câu hỏi rất tách biệt với những gì
luôn đi cùng nhau.
Nhưng tình thế nước đôi Euthypryo có thể được điều chỉnh lại
theo một cách khác để thách thức câu trả lời này. Chúng ta có thể
hỏi, liệu Chúa tốt hay không bởi vì là Chúa và bất cứ điều gì Chúa đã