gió rét. Mưa thu lộp đột gõ xuống áo tơi nón lá của một chuyến đò đồng.
Dưới gốc cây hoè già chỗ dốc đê làng, ông đầu Xứ anh vẫn đứng nhìn theo.
Tinh mơ ngày hai mươi nhăm tháng chín, tại khu trường thi Nam
Định, các quan làm lễ tiến trường. Hai chiếc lọng vàng nghiêng phủ xuống
lá cờ và tấm biển có chữ “phụng chỉ”, “khâm sai”, bốn cây lọng xanh ghé
thấp tịt xuống một cái đầu bạc đại khoa. Mùi nghi vệ mới hảng phất ít hôm
trước thì sớm nay đã nổi dậy trên khắp một khoảnh đất mà mọi khi chỉ có
gió chạy trên hoa cỏ may hiu hắt từng cơn.
Ánh sáng ban ngày vắng đi mãi đến những đâu mà đến bây giờ vẫn
chưa thấy trở về. Từ hôm có gió vàng pha mùi cơn bấc đến nay, chưa bao
giờ thấy cái âm u tẻ lạnh đến nhường ấy. Gần giữa giờ thìn rồi mà tối và
sáng chưa phân tách hẳn được ra. Người đứng bao quanh đàn cúng, vẫn chỉ
thấy ánh sáng mấy chục ngọn nến bạch lạp rọi vào đàn tế, trên đàn phủ
phục ba cỗ tam sinh còng queo: một con trâu và một con dê đen thui kèm
con lợn cạo trắng mở to cặp mắt chết.
Mặt đấy sáng hơn nền trời. Cuộc tế tiến trường như đang lắng chờ một
sự biến gì. Gió cũng không muốn thổi. Mấy ngọn sáp không lung lay, vệt
khói xám nơi bình hương bốc lên thẳng thắn trên bàn tam sinh. Nền trời
phương Đông đáng lẽ đã phải hửng lên rồi. Thế mà ở đấy chỉ rặt một thứ
mây đục đùn lên những hình quỷ Đông. Phía Tây, một cái cầu vồng cụt một
chân, tô lên tạo vật những màu xanh đỏ dại dại và nghịch mắt. Trong cảnh
âm dương không chia biệt rõ, quan Chánh Chủ khảo trường Hà Nam hợp
thi khoa Mậu Ngọ, đang tế cáo giời, đất, vua, thần và thánh; xuýt xoa khai
xong tên, tuổi, quê, quán, ngài khấn to:
“... Báo oán giả, tiên nhập; báo ân giả, thứ nhập...”
Có lẽ đoạn khấn này là khoản chú trọng nhất cả lễ tam sinh và đã được
quỷ thần chứng giám. Người lính tuần mặc áo nẹp đỏ vừa được lệnh đổ
chén rượu cúng xuống tàn lửa đốngvàng đang hoá dở thì những đầu ngọn