trong trường thi khoa nọ. Tự nhiên ông thấy cô Phương không hiền hậu
nữa. Ông nghĩ đến những cái ghê sợ mà một cái sắc đẹp có thể giấu dưới nụ
cười. Ông nghĩ đến những truyện ma quái lúc thay hình biến thể khi muốn
hãm hại học trò. Ông nhớ lại cái cười gằn của oan hồn khi hiện thành
người, quất đuôi tóc trần vào mặt ông cho ông hồn mê đi và cầm nghiên
mực đổ chan hòa xuống quyển thi. Cái oan hồn ấy đã lên tiếng nói, thề
quyết làm cho người sống phải lụi bại mới nghe. Biết đến lúc nào cái người
nàng hầu cụ Huấn mới nguôi giận và cái âm oán kia hiết theo ông? Chuyện
cũ của cha, hồi sinh thời lại với người ta thật ông cũng chưa rõ hẳn đầu
đuôi như thế nào.
- Vâng, nhà có thứ mực Kiều Kỵ đấy ạ-Cô Phương nhanh nhẩu trả lời
ông Đầu Xứ Em.
Choàng tỉnh cơn suy nghĩ, ông đã vội bắt lấy việc mua mực, khuyên
em không nên lấy mựuc Kiêu Kỵ:
- đi thi khôg ai dùng mựuc Kiêu Kỵ. Mực của xã Kiêu Kỵ chết rất tốt,
chỉ hiềm mỗi khi viết xuống giấy, nó cắn xuống giấy chắc quá khó tây đi
lắm. Cô lấy cho mấy thỏi Hoàng tam xương-vàng, nếu hết thứ chữ vàng rồi,
cô có thứ chữ bạc cũng được. Cái thứ mực hiệu Diệu tự, “nhà ta” bán có
được chạy lắm không hả cô?
Chà, người ăn nói sao mà xuôi tai, dễ nghe đến thế. Cô Phưuơng nhìn
ông Đầu Xú Anh, nhẩm trong óc mấy chữ “nhà ta”, tưởng đến cái lạc thú
ngây thơ của một đôi vợ chồng son kia trong lúc đầu gối tay ấp nửa mặt lên
trần giời cao mà bảo nhau rằng trước khi mà bạn với nhau, mỗi người có
một ông giăng, và nay thì mảnh giăng của cả thiên hạ kia cũng chỉ là vâng
giăng của riêng của “nhà ta”. Cô vui lòng quá, xuýt quên cả việc soạn thoi
mực cho khác.
- Luôn thể cô cho tôi ít chục tờ giấy lịch nữa.