- Phải đi tầu sớm, hay ô tô sớm sang Hà Nội, rồi đi xe lửa trưa về
Thanh. Không thể ở lại được đâu! Anh nhớ dặn người nhà đánh thức tôi
nhá.
Đêm ấy, ông Khoá nằm nghĩ; -Có lẽ anh ấy sẽ bỏ sẵn vào phong bì rồi
lúc mình gọi xe là anh ấy đưa cho. Anh Tú bao giờ cũng nhã nhặn lắm kia
mà! Mình cũng chả cần phải bảo. Và, nói cho thật ra, mình nói cứ ngập
ngừng thế nào ấy. Không có cản đảm nói. Thôi hãy ngủ đã”.
Sớm mai, ông Khoá hé mắt nhìn đồng hồ thấy gần giừa tầu chạy, vội
choàng dậy, đòi ra tầu ầm ĩ cả lên. Lúc bước lên xe, ông Khoá đinh ninh
rằng ông Tú sẽ dúi cho một cái phong bì. Bắt tay ra xe rồi mà không thấy
có gì không lòng bàn tay, ông nóng cả mặt! Ông vội kêu:
- Anh Tú! Sao tôi đau bụng thế này? Có lẽ phải đi chuyến ô tô thôi!
Ấy thế rồi ông Khóa đành phải lỡ tầu, ở lại để nhăn nhó và đợi chuyến
ôtô.
Giờ ôtô đến, ông Khoá lại vội kêu rầm lên rằng chỉ còn một chuyến ô
tô này thôi, khéo không lại nhỡ nữa thì khốn cả.
Bà Tú lại gọi xe. Ông Tú lại bắt tay. Nhưng vẫn không thấy gì, ông
Khoá phải sốt ruột vì những câu chuyện cầm tay người ở dặn với kẻ về:
- Chú về cho mạnh, từ giờ đến cuối năm ra chơi một chuyến tất niên
nhé!
Ấy thế rồi ông Tú và bà Tú càng lấy làm cảm động khi thấy chú Khoá
dùng dằng và bùi ngùi nét mặt bước lên xe. Xe đã khuất bóng người, bà Tú
ra vẻ nhớ nhung phàn nàn với chồng:
- Tội nghiệp, chú ấy độ này chẳ biết làm ăn ra làm sao? Trông bộ cũng
vẫn thế thôi! Đi đâu mà vội thế? Giá có ở lại một đôi hôm thì tôi cũng có