- Làm sao à? Cô giỏi thật đấy, nhưng xin thưa với cô rằng: Tôi không phải
là thằng ngốc đâu mà cô và gia đình cô toan cặm mũ hai sừng lên đầu nó.
“Trời ơi, chàng đã biết rồi sao? “ Trinh trinh sợ hãi ngã vật ra sau như
người chẳng còn khí lực, giây lâu sau nàng chống tay, gắng gượng ngồi dậy,
run run nói:
- Anh Khải, em … em…
Lê Khải cười lạt, ngồi bật dậy:
- Đừng giở trò khóc lóc, van vỉ với tôi làm gì. Chuẩn bị sáng sớm mai
cuốn gói trở về với cha mẹ là vừa. Lê Khải này không biết xài của thừa đâu.
Nói xong chàng hầm hầm vén mùng đứng dậy mặc vội quần áo, ôm gối
mở cửa. Chàng tiến thẳng ra phòng khách, châm một điếu thuốc, ngồi phịch
xuống ghế salon, Lê Khải lặng yên rít từng hơi thuốc nặng nề.
Hừ! “ Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng. Cầm bằng làm mướn, mướn không
công “ thật mà. Hồ Xuân Hương thật tuyệt làm hai câu thơ này sao mà phù
hợp vào tâm trạng của chàng quá! Phụ bỏ một tấm tình chung, ngỡ được đền
bù bằng một cô vợ thùy mị nết na, ngoan hiền, tứ đức tam tòng đủ cả.Vậy
mà … Ngay đêm hợp cẩn đầu tiên nàng lại chẳng tròn trinh tiết, có trời mới
biết là cô ta đã trải qua bao nhiêu thằng đàn ông khốn nạn rồi mới tới tay
chàng?
Trời ơi! Một mai này chuyện đổ bể ra, Lê Khải này còn mặt mũi nào nhìn
bạn bè trang lứa? Dạ Thảo sẽ nghĩ sao? Nàng sẽ cười vào mũi chàng mà nói:
“ Tưởng ngon lành gì, anh chỉ là hạng đi lượm lại của thừa mà thiên hạ chán
chê.
Đáng đời mày chưa Khải, ai bảo mày tham sang phụ khó. Lẽ ra mày phải
biết rằng, trên đời này làm gì có người tốt đến như vậy chứ? Đành rằng cha
mẹ nàng có là bạn thân của cha chàng thuở niên thời đi nữa, họ cũng chẳng
dại gì gả cô con gái cưng xinh đẹp của mình với một giá rẻ như vậy. Trời ơi!
Sao mà chàng ngu đến thế?
Lê Khải gục đầu vào lòng bàn tay kêu lên phẫn uất khi nghĩ đến cảnh gia
đình Trinh Trinh cười hớn hở, cứ ngỡ là đã lừa được chàng – một thằng