hơn.”
“Không,” lão nói. “Đâu phải chị không biết vẽ, chị có năng khiếu là đằng
khác. Nhưng nhìn khuôn mặt này xem, tôi cứ nghĩ là của người khác cơ.”
Lão lại quay về chủ đề đó.
“Ồ, ý thầy là gương mặt hả? Gương mặt này thể hiện hình mẫu lý tưởng
của riêng tôi.”
“Hình mẫu lý tưởng của chị là ai?” Lão vẫn bám dai như đỉa.
Thế rồi tôi bảo: “Đã gọi là lý tưởng thì đâu phải một người cụ thể. Tôi
muốn vẽ một khuôn mặt đẹp, cốt lột tả được cái thần thái thoát tục của
Quan Âm. Có gì không được hả thầy? Đến gương mặt tôi cũng phải sao
chép từ người mẫu chắc?”
“Chị lý sự cũng ra trò.” Lão nói. “Nếu chị thể hiện được lý tưởng của
mình thì ai khiến chị ngồi đây học. Chúng tôi yêu cầu chị phác họa người
mẫu làm gì? Chị chỉ muốn vẽ cái mình muốn thì người mẫu ở trên kia là vô
dụng à, nếu hình tượng Quan Âm lý tưởng này của chị dựa trên người nào
đó, thì tôi nghĩ ắt chị có ý đồ rồi.”
“Thưa thầy, tôi chẳng có ý đồ gì. Miễn bức tranh lột tả được thần thái
của Quan Âm, thì tôi thấy về mặt thẩm mỹ chẳng có gì sai.”
Lão giám đốc nặng nề: “Như thế không được, chưa đỗ ông nghè đã đe
hàng tổng. Chị tự cho bức tranh của mình siêu phàm thoát tục nhưng vấn đề
là người ngoài họ không nghĩ thế. Những chuyện như vậy dễ gây hiểu lầm
lắm.”
“Ô kìa? Hiểu lầm kiểu gì cơ ạ? Thầy cứ nói là trông giống ai đó, vậy
thầy vui lòng cho tôi biết danh tính người ấy được không?” Tôi bẻ lại.
Nghe vậy lão ta bối rối bảo: “Chị cứng đầu quá nhỉ?” Từ đó về sau, lão
không quay lại gây sự nữa.
Tôi hí hửng lắm. Làm cho lão đuối lý như vậy khiến tôi có cảm giác
chiến thắng. Nhưng ngờ đâu việc cự cãi giữa tôi và lão đã gây chấn động
trong các học viên, chẳng mấy chốc bắt đầu nảy sinh những lời đồn đại xấu
xa. Họ bảo rằng tôi sỗ sàng lộ liễu lấy lòng Mitsuko, rằng tôi với Mitsuko