CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC - Trang 101

Vô tuyến truyền thanh và vô tuyến truyền hình đã đảo lộn những

phương tiện diễn tả, ghi nhớ từ trước đến nay do chữ viết đảm nhận. Nhiều
người đã tiên đoán sự suy tàn của nền văn minh sách vở, vì cần gì phải đọc
khi có thể nghe, xem bằng âm thanh, hình ảnh ! Chắc hẳn sách vở, chữ viết
vẫn còn được sử dụng, nhưng cũng chắc chắn nó bị hạn chế vì những
phương tiện truyền thông khác có khả năng lớn lao gấp bội đi tới nhiều
người, nhiều nơi và cũng có tác dụng hiệu nghiệm hơn chữ viết vì cụ thể,
trực tiếp hơn.

*

Không phải ngẫu nhiên con đường cứu nước bằng tiếng nói, chữ viết

do những người như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh tung ra cổ võ mà
không phải ai khác, vì chủ nghĩa quốc gia bằng ngôn ngữ, văn tự xuất phát
từ một lựa chọn chính trị căn bản : đầu hàng, thỏa hiệp với chế độ thuộc địa
và nhằm che dấu lựa chọn chính trị căn bản đó.

Chúng tôi đã phơi bày tính chất lừa bịp của chủ nghĩa quốc gia bằng

ngôn ngữ, văn tự qua những câu nói nổi tiếng của Nguyễn Văn Vĩnh và
Phạm Quỳnh.

Thực ra, sở dĩ những luận điệu của hai người trên có thể lừa bịp là vì

chúng bao hàm một chút sự thực. Nói dối một cách trắng trợn không lừa
bịp được ai, nhưng nói dối dựa trên một chút sự thực có thể lừa bịp được
một số người. Nhìn thoáng qua, hời hợt, có thể chỉ thấy một chút sự thực và
lầm tưởng, coi đó như là tất cả sự thực.

Từ một điểm đúng : tiếng nói, chữ viết là một công cụ cứu nước,

Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh đã nhập nhằng coi chữ viết, tiếng nói như
tất cả đường lối, phương tiện duy nhất cứu nước và xây dựng tương lai dân
tộc…

Phê phán triệt để tính chất lừa bịp của chủ nghĩa quốc gia bằng ngôn

ngữ, chữ viết là phải phê phán lập trường chính trị ẩn dấu đàng sau chủ
nghĩa đó, để vạch ra những động cơ nào đã thúc đẩy những kẻ chủ trương
và họ nhằm những mục tiêu gì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.