Trong bài tổng kết cuộc « độc thoại » – tức là bài luận thuyết căn bản
của Nam-Phong số 20 – để bênh vực chủ trương cho nhóm mình, Phạm-
Quỳnh còn đi xa hơn những luận điệu trên
:
- Một mặt, ông lờ hẳn trọng tâm của vấn đề do Nguyễn-Hảo-Vĩnh đặt
ra, và không đếm xỉa đến những ý kiến xác đáng và hợp tình hợp lý của
Nguyễn-Văn-Ngọc.
- Mặt khác, không những đề cao « chữ Nho » và « Hán Văn », mà còn
khẳng định rằng : « văn Quốc-ngữ do Hán-văn mà ra, không thể dời cái
khuôn-pháp của Hán-văn mà thành lập được (…). Nước ta học chữ Tàu
trong hai nghìn năm, trong hai nghìn năm lấy chữ Tàu làm văn tự chung,
chữ Tàu phổ thông trong dân gian (…). Thử về chốn nhà quê mà đưa cho
ông lão già hay đứa con trẻ một tờ chữ Nho hỏi là chữ gì, tất ai cũng đáp
là « chữ An-Nam » (…). Trước kia quốc-văn tức là Hán-văn, Hán-văn tức
là quốc-văn, tự nhiên như vậy (…), chỉ biết « văn » thì duy có Hán-văn mà
thôi, mà « Nôm » là lời tục trong dân gian của những kẻ không biết « chữ »
(…) đó là sự hiển nhiên như thế (…). Chữ Nho là cái văn tự độc nhất vô nhị
của nước mình ».
- Rồi từ ngôn ngữ, văn tự ông nhảy vọt sang địa hạt văn minh, đạo đức
– trộn lẫn « chữ Nho, Hán văn » với « Nho học, Nho giáo » – ông viết : «
Nước mình được như ngày nay đã từng có một cuộc lịch sử cũng lắm đoạn
vẻ vang (…) thật là nhờ ở Nho học nhiều. Những bậc anh hùng, hào kiệt
(…) bởi đâu mà đã làm nên sự nghiệp to lớn ? (…) chẳng phải là nhờ Nho
học mấy đời đoàn luyện mới nên dư ? Chẳng phải là Nho-học đã gây dựng
ra gia-tộc, ra xã-hội, ra quốc-gia ta dư ? Cái tinh thần (…) của nho học
(…) sống mãi muôn đời (…) nước ta còn phải nhờ cái tinh thần ấy mới
sống được… chữ nho là biểu hiệu của cái tinh thần ấy… ».
- Tiếp theo đó ông chê những « người theo Tây-học từ thuở nhỏ » (có
lẽ ám chỉ cả Nguyễn-hảo-Vĩnh và đại đa số trí thức miền Nam thời đó) là
họ : « càng ngày càng cách biệt với quốc dân, lời ăn tiếng nói, cách tư
tưởng cảm giác không gì là giống với người mình. Như vậy thì hiểu làm sao