rồi tiếp tục cho tới giờ phút này trong các trường Trung và Đại-học miền
Nam, chúng tôi có thêm một vài nhận xét :
- Phạm-Quỳnh và nhóm Nam-Phong chỉ tiếp tục việc phiên âm Hán-
Việt các danh-từ mới trong loại Tân-Thư Trung-Hoa ; tuy nhiên có thêm
một số danh-từ chữ Hán do Nhật-Bản phiên dịch.
- Trong khi dịch những sách và tài liệu tiếng Pháp (chưa chuyển sang
Hoa ngữ) Phạm-Quỳnh và nhóm Nam-Phong cũng phiên dịch ra Hán-Việt
thêm nhiều danh-từ không có trong Tân-Thư – nhưng không thoát khỏi
bệnh « nói chữ » của giới Nho Tàu – do đó phải làm ngữ-vựng để giải thích
bằng hai tiếng Việt, Pháp ở ngay cuối mỗi trang Nam-Phong, để dạy tiếng
Hán-Việt cho đám Nho-Tây và các « quan đại Pháp ». Đến nay những chữ
họ dịch sai hoặc sử dụng tiếng Hán-Việt một cách kiêu kỳ, đều bị gạt bỏ.
- Văn điệu của Phạm-Quỳnh và nhóm Nam-Phong cũng như ngữ pháp
và từ ngữ thuần Việt họ sử dụng đều chẳng có gì đặc sắc và mới mẻ – trái
lại, vẫn là lối văn na ná như Trương-Vĩnh-Ký, Huỳnh-tịnh-Của nhưng
không đơn giản bằng, và cũng chẳng hơn gì các bài « văn xuôi » của Đông-
Kinh Nghĩa-Thục : rườm rà, thích « nói chữ » Hán-Việt ; sử dụng rất vụng
về ngữ pháp cũng như từ ngữ thuần Việt.
- Muốn cho công bằng, văn học sử Việt Nam hiện nay cũng như
chương-trình giảng-huấn Văn-chương tại hai bậc Trung và Đại-học miền
Nam Việt-Nam cần thêm phần nói về các nhà văn thuộc phong trào Duy-
Tân và các tác phẩm thi ca cũng như văn xuôi xuất phát từ phong trào này.
(Đồng thời cũng xin « tốp » lại những luận điệu đề cao Phạm-Quỳnh và
Nam-Phong một cách quá thiên lệch và phiến diện).
Một cuộc đối thoại trở thành độc thoại tập thể của nhóm Nam-
Phong về tiếng Việt và địa vị chữ Hán trong Việt ngữ.
Tháng 10.1918, Nam-Phong nhận được thư ngỏ của một độc giả Nam-
Kỳ – ông Nguyễn-Hảo-Vĩnh – thẳng thắn phê bình chủ trương của Nam-
Phong trong địa hạt ngôn ngữ nhất là đả kích sự lạm dụng danh từ Hán-Việt