CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC - Trang 119

cả có nhiều ý lời ta nói không hết, nhiều cảnh tiếng nôm tả không thấu,
phải mượn năm ba chữ nho cho nó nổi cái ý ; chỉnh lời văn và khỏi tục tằn
quá (…), hạng văn này phải mượn chữ (…) phần nhiều cũng là những chữ
nho thường dùng cả (…). Trong lời văn nôm (…) phải tùy chỗ mà đặt một
vài chữ nho xứng đáng (…) ; không thời lời văn tất lạt lẽo và không khỏi
tục tằn được, « nôm na » xưa nay vẫn là trái với « văn vẻ » phải nên nhớ
chớ quên. – Lại có hạng văn kỹ thuật, nghị luận, hạng này cao hơn hạng
trên một tầng nữa. Văn kỹ thuật tức là văn sử ; nhà làm sử phải có ngọn
bút nghiêm trang (…), những việc đã đáng chép đáng thuật để lưu truyền
lại, không phải việc tầm thường, tất có cái ý nghĩa sâu ở đó. Vậy (…) rất kỵ
là những giọng hoặc tục tĩu sổ sàng, hoặc tầm thường quá (…) ; nay muốn
dùng rặt tiếng nôm cả, không dùng chữ, có thể tránh được những điều đó
không ? Chắc rằng không, vì nôm tức là tục (…). Đến như văn nghị-luận
cũng vậy (…), lời văn tất phải tinh tường gẫy gọn mới được ; rất kỵ là
những giọng những tiếng hàm hồ, song nga, hiểu ngược cũng được, hiểu
xuôi cũng được như vậy thì bàn sao cho sát-lý được ? Tiếng ta gọi là tiếng
« nôm » nghĩa là tiếng thông thường trong dân gian (…), thường có nhiều
tiếng hàm hồ, vì người thường cứ nghe lẫn nhau mà biết, không hay định
nghĩa được phân minh. (…) Đại để văn kỹ-thuật và văn nghị-luận đã là
hạng văn trang nghiêm thiết thực tất phải mượn chữ nho nhiều hơn hạng
văn du hí trên kia. – Sau nữa đến hạng văn thuyết lý giảng học. Hạng này
là hạng cao hơn nhất xưa nay, người mình không dùng tiếng Nôm bao giờ.
Ngày nay nghiệm ra tiếng Nôm cũng có đủ tư cách mà dùng (…) nhưng
phải mượn chữ nhiều hơn các hạng trên. Văn thuyết lý giảng học lại càng
trọng nghiêm trang lắm : (…) tiếng Nôm (…) cho dẫu một đôi khi cố tìm tòi
mãi, cố đàn diễn ra cũng có thể tiềm tiệm đủ được, nhưng thường không
tránh khỏi cái tệ nôm na. (…) Coi đó thì biết cái trình độ văn càng cao bao
nhiêu lại càng cần phải dùng chữ Nho bấy nhiêu. ».
Do đó, ông : « không
ngại gì cả. Càng mượn được (nhiều chữ Nho) càng hay. Tất những chữ mới
mượn nghe có lạ tai (…) ; đến khi đã quen rồi thì (…) cũng không lấy làm
lạ nữa ». Đ
ể chứng minh, ông viện dẫn trường hợp những danh từ do Nam-
Phong « mượn của chữ Nho » và làm « tự vựng thích nghĩa » như vậy «

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.