được (…) rằng nho học là cái học đã đào tạo ra người mình, quốc văn là
cái văn nguồn gốc tự chữ nho, không thể bỏ chữ nho mà thành lập được !
».
- Rồi trở lại vấn đề do Nguyễn-hảo-Vĩnh đặt ra, ông lên mặt tôn sư
khuyên bảo rằng : « Trước khi bàn về quốc văn, các nhà tân học phải hiểu
rõ rằng quốc văn không phải bỗng dưng mà thành lập được, tất (…) phải
có nguồn gốc tự đâu mà ra, và nguồn gốc tức là Hán văn. Nay muốn ngăn
nguồn bạt gốc đi thì mong sao mà thành lập được ? (…) Không biết chữ
nho (…) là tại mình quá theo thời mà quên gốc cũ, không thể cưỡng bắt
quốc văn cũng phải theo mình mà phản được. Người trong nước mà vong
bản đã chẳng ra gì ; quốc văn mà phản bản thì đi đời quốc văn ! (…) Đó là
điều cốt yếu, lẽ chánh trung, ai cũng phải công nhận trước đã, rồi mới nên
bàn về quốc văn. Có thế mới chánh đáng được. Không thời lời bàn thiên
lệch cả. »
Sang phần 2 của bài này, Phạm-Quỳnh « bàn về cái cách nên dùng chữ
nho trong văn quốc ngữ thế nào cho thích hợp » ; đồng thời khẳng định : «
Cả cái vấn đề quốc văn chỉ rút lại có một câu hỏi đó mà thôi ». Gạt phắt
quan điểm của những người (ám chỉ cả Nguyễn-hảo-Vĩnh) ông cho là « cố
ương ngạnh, không chịu nhận rằng tiếng nước mình đối với chữ nho có cái
dây liên lạc rất bền chặt không thể cắt đứt đi được », rồi ông đưa ra những
lý luận chẳng có gì lạ đối với những người (tới ngày nay vẫn chiếm đa số)
chấp nhận sự cần thiết hữu hạn của tiếng Hán-Việt (tức « chữ nho » theo
ngôn từ cũ) trong Việt-ngữ nói chung (tức là cả trong lời nói thông thường
chứ không riêng lúc viết « văn quốc ngữ »). Nhưng Phạm-Quỳnh vẫn
khăng khăng bám chặt chủ trương suy tôn chữ Hán và coi thường tiếng «
nôm na » tức là tiếng Thuần Việt. Từ thái độ và lập trường căn bản này, ông
đề ra bốn « phàm lệ » để dạy cách dùng « chữ nho » :
1. « Phải tùy tính cách và trình độ bài văn (…) văn có nhiều lối (…)
nhiều hạng : – Có hạng văn phổ thông nói những sự tầm thường (…) thì
cần gì phải dùng đến chữ nho nhiều ? – Có hạng văn tả tình, tả cảnh, du hí,
khôi hài đã cao hơn hạng trên một tầng và phải có ý vị lý thú mới hay, tất