Sau cuộc « độc thoại » của Nam-Phong chống Nguyễn-Hảo-Vĩnh
về vấn đề tiếng Việt được đặt lại đúng chỗ.
Nguyễn-Hảo-Vĩnh chính là người khởi xướng phong trào đòi phải đề
cao « tiếng mẹ đẻ » và đặt nó vào địa vị xứng đáng, đồng thời đả phá
khuynh hướng chuộng tiếng Hán-Việt, khinh tiếng thuần-Việt.
Vì buộc phải tôn trọng dư luận (nhất là trong thời kỳ Nam-Phong là
tạp chí tiếng Việt duy nhất tại Bắc và Trung-kỳ) nên Nam-Phong đã đăng
bài góp ý kiến của nhà giáo Nguyễn-Văn-Ngọc nhưng muốn hạ bớt giá trị
bằng cách in lẫn vào phần tập văn. Rồi tiếp theo đó là bài « đại luận » của
Phạm-Quỳnh để tổng kết cuộc « độc thoại » cả vú lấp miệng em của nhóm
Nam-Phong.
Nhưng tiếng gọi thiết tha của Nguyễn-Hảo-Vĩnh và lời nói thẳng cũng
như ý kiến xác đáng của Nguyễn-Văn-Ngọc đã làm thức tỉnh nhiều người,
nhất là những thanh niên trí thức chưa « mất gốc ». Tiếp theo bài của
Nguyễn-Văn-Ngọc, họ tiếp tục gởi đến Nam-Phong (và nhật báo Trung Bắc
Tân Văn) những bài luận về tiếng Việt – đặc sắc nhất là bài của Dương-
Quảng-Hàm (lúc đó còn là sinh viên trường Cao-đẳng Sư-phạm) gián tiếp
đả kích chủ trương căn bản của Phạm-Quỳnh và nhóm Nam-Phong
: Ông
đặt lại vấn đề phiên dịch tiếng Âu-Mỹ sang tiếng Hán-Việt và thuần-Việt,
đồng thời đề nghị một kế hoạch cũng như chương trình và phương-pháp
giáo-khoa cho việc dạy tiếng Việt (ở gia đình và học đường).
Như vậy, nếu Nguyễn-Hảo-Vĩnh là người khởi xướng thì Nguyễn-
Văn-Ngọc và Dương-Quảng-Hàm là những chiến sĩ tiền phong mở đường
cho công cuộc phục hồi giá trị tiếng thuần-Việt và tìm ra một lề lối phiên
dịch hợp tình hợp lý.
Nhà giáo Nguyễn-Văn-Ngọc viết :
« …Thiết tưởng các ông (cựu Nho học và tân Tây học – kể cả nhóm
Phạm-Quỳnh) muốn tranh giành kịch liệt đến đâu ; muốn dài giòng văn tự
đến thế nào, cũng không ra khỏi cái lý tự nhiên được, cũng không cho cái
phương diện của mình đáng là toàn phải được.