thiết rất sớm cho chữ quốc ngữ trong cả bốn địa hạt : học chánh, hành
chánh, báo chí, văn học.
Nhưng dĩ nhiên khi người Pháp bắt các công chức người Việt phải học
quốc ngữ, nếu không, không được thăng ngạch trật, hoặc khi họ tổ-chức
những hội nghị khoa học, bàn về cải cách chữ quốc ngữ, hay ra lệnh điều
tra về lối viết của Nam Phong xem người đọc trình độ học thức trung bình
có hiểu văn quốc ngữ của Nam Phong không, chắc chắn đã không phải vì
yêu quí tiếng Việt, thiết tha với quốc văn và muốn phát huy văn hóa dân tộc
nhưng vì những quyền lợi chính trị nhằm duy trì, củng cố, bảo vệ sự thống
trị của họ.
Tiếng Việt mà thực dân khinh bỉ không thèm học (rất ít người Pháp
thích và chịu học nói tiếng Việt – trừ những người bị bắt buộc nếu muốn
làm viên chức như ở Nam kỳ thời kỳ đầu) chỉ được họ coi như một phương
tiện truyền thông giao dịch tiện lợi giữa họ kẻ thống trị và người Việt Nam
kẻ bị trị. Thâm hiểm hơn là, dụng ý dùng chữ quốc ngữ như một lợi khí
tuyên truyền những chính sách lừa bịp, đầu độc về văn hóa, chính trị và sau
cùng, cực kỳ thâm hiểm đó là mưu đồ dùng chữ quốc ngữ như một phương
thức làm mất gốc những người chỉ biết chữ quốc ngữ bằng cách cô lập họ
với văn hóa dân tộc lúc đó chủ yếu dựa vào nho học, và dùng chữ nho như
phương tiện diễn tả. Nhưng rút cục, như mọi người đều thấy, chữ quốc ngữ
đã trở thành con đường đưa về với dân tộc, biến thành lợi khí khêu gợi ý
thức dân tộc và chống đối ách nô dịch thống trị của ngoại bang.
Về đường lối cai trị, thực dân Pháp chỉ lẩn quẩn trong hai chánh sách :
trực trị và bảo hộ
; chính sách nào cũng có những hạn chế, vì phương tiện
sử dụng thực hiện chính sách như con dao hai lưỡi vừa lợi vừa hại nên khi
cái hại phát hiện, thực dân phải thay đổi chính sách và phương tiện. Trong
chính sách trực trị, thực dân chủ trương dùng chữ quốc ngữ chữ Pháp và bỏ
chữ nho trong hành chánh, giáo dục. Vì trực trị nhằm mục tiêu đồng hóa,
được coi như phương thức hữu hiệu nhất để duy trì vĩnh viễn chế độ thuộc
địa, nhằm biến người dân thuộc địa thành vong bản, mất gốc, nên người
Pháp chủ trương chống chữ nho. Học chữ nho cũng là hấp thụ một văn hóa