CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC - Trang 19

vì cùng chung một chữ viết, đó là nguồn gốc Trung-hoa và Nhật-bản… và
để có những giây liên lạc thắt chặt với nền văn minh Mông-cổ trên mà
những biến cố gần đây đã chứng tỏ sự liên đới giữa họ thật mãnh liệt biết
bao
» (trang 1164 Revue Indochinoise số 64, 30.8.1907).

Một học giả khác G. Peri cũng thuộc trường Viễn đông Bác cổ đã gởi

phúc trình lên Toàn-quyền Albert Sarraut đề nghị dạy quốc ngữ trong một
chương trình giáo dục được cải tổ : « Người An-nam dưới sự bảo hộ và
quyền hành của chúng ta quả thật đã bị Trung-hoa giáo-dục ; hơn bao giờ
hết tầng lớp nho sĩ đã bị lệ-thuộc Trung hoa về phương diện trí thức. Họ
chỉ biết, chỉ hiểu qua Trung-hoa theo Trung-hoa và theo một cách lâu-dài.
Đối với tầng lớp này, việc duy nhất là chuyển hướng giáo dục. Vấn đề trên
sẽ mãi mãi còn như thế, bao lâu tình trạng hiện tại còn kéo dài, bao lâu
người Tàu còn nắm vững vai trò ưu thế ở đây và bao lâu chưa thay thế chữ
Pháp được coi như thượng tầng cơ sở giáo dục.
»

5

B. CHỮ QUỐC NGỮ TRONG CÁC THÔNG TƯ, NGHỊ ĐỊNH

Ngay từ hồi mới chiếm Nam kỳ, nhà cầm quyền Pháp đã quyết định

bác bỏ chữ nho và cưỡng bách dùng chữ quốc ngữ trong các giấy tờ chính
thức và sau đó trong các trường học bằng các nghị định, thông tư của
Thống-đốc Nam kỳ.

NGHỊ ĐỊNH 22.2.1869

Nghị định về chữ viết của tiếng An-nam bằng mẫu tự Âu-châu trở

thành bó buộc trong giấy tờ chính thức.

Điều 1. Kể từ 1.4.1869 tất cả giấy tờ chính thức : nghị định, quyết

định, án lệnh, phán quyết, thông tư v.v… đều sẽ được viết và công bố bằng
mẫu tự Âu-châu, với những chữ ký của các người có thẩm quyền.

Điều 2. Không một bản dịch nào những văn thư đó bằng chữ nho sẽ

có tính cách đích thực và chỉ có thể được nhận với tư cách chỉ dẫn ; nhưng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.