CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC - Trang 21

ngữ, những tiền thưởng cho những giáo viên dạy chữ quốc ngữ, hoặc mở
kỳ thi soạn một cuốn niêm giám để truyền bá quốc ngữ. Văn thư của
Béliard và của Le Myre de Vilers gửi trong nội bộ để nói về các nghị định
cho thấy những chủ đích chính trị của thực dân khi cưỡng bách dùng chữ
quốc ngữ trong hành chánh, học chánh.

Chính sách đồng hóa triệt để mà thực dân Pháp muốn thực hiện gặp

phải một trở ngại : sự bất đồng ngôn ngữ. Không thể bắt dân chúng bản xứ
nói ngay tiếng Pháp, nhưng ít ra phải thực hiện được một chữ viết chung
(mẫu tự La-tinh, pháp). Do đó chữ quốc ngữ đã trở thành một công cụ
chính trị có một tầm quan trọng rất lớn trong con mắt của các Đề đốc,
Thống đốc vì họ tin nó sẽ tiêu diệt được mau chóng ảnh hưởng tai hại của
chữ nho – là một cản trở lớn lao của chính sách đồng hóa.

NGHỊ ĐỊNH 6.4.1878 VỀ VIỆC DÙNG CHỮ AN-NAM BẰNG

MẪU TỰ LA-TINH

Quan Phó Đề đốc, Thống đốc, và tổng tư lệnh…

Xét rằng chữ viết của tiếng An-nam bằng mẫu tự La-tinh ngày nay đã

khá phổ thông trong các tỉnh Nam kỳ, là thứ chữ dễ học hơn chữ nho và
tiện lợi nhiều so với chữ nho trong việc làm cho những giao dịch giữa các
quan cai trị với dân bản xứ được trực tiếp hơn.

Xét rằng việc dùng hợp pháp thứ chữ đó chỉ làm cho dân chúng dễ

đồng hóa với chính quyền ta, và vì thế thật là một đường lối chính trị tốt
nếu bắt buộc dùng nó trong các giao dịch chính thức.

Tuy nhiên, xét rằng một cải cách quan trọng như thế không thể thực

hiện được ngay tức khắc, và để thực hiện nó, cần có sự cộng tác của những
tầng lớp lãnh đạo trong dân chúng.

Chiếu đề nghị của quyền Giám đốc nội vụ, sau khi hội đồng tư vấn đã

được hội ý kiến, nay ra nghị định :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.