(Báo cáo Chính trị và Kinh tế tam cá nguyệt 4, 1910, Phòng 2, Thống
sứ Bắc kỳ gửi Toàn quyền Đông dương, Hànội ngày 1.1.1911, Ký hiệu
A.20 (63).
D. NHỮNG HOẠT ĐỘNG TRANH LUẬN CẢI CÁCH CHỮ QUỐC
NGỮ
Qua những tài liệu trên, chúng ta thấy thực dân Pháp đã nhận ra chữ
quốc ngữ là một công cụ tốt, tiện lợi cho việc xâm lược tinh thần người
Việt nhằm bảo vệ lâu dài chế độ thuộc địa (tuyên truyền ảnh hưởng Pháp và
tiêu diệt ảnh hưởng nho sĩ).
Trong con mắt của thực dân, chữ quốc ngữ chỉ là thứ chữ bình dân,
không phải thứ chữ của văn hóa, chữ Pháp, chữ nho mới là chữ văn hóa.
Tuy nhiên nó là bình dân tiện lợi, dễ học nên phải điều chỉnh cho nó thật
hợp lý.
Ngay từ đầu thời kỳ xâm lược, nhiều học giả thực dân đã để ý tìm hiểu
tiếng Việt, chữ quốc ngữ và nhận ra việc ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái La-
tinh của các cố đạo có nhiều chỗ không hợp lý. Họ bắt đầu tranh luận với
nhau về nguồn gốc, tính chất tiếng Việt để dựa trên cơ sở đó đề ra những
tiêu chuẩn cải cách việc ghi âm.
Những ý kiến nhận xét của họ đưa ra đôi khi xác đáng có vẻ do một
công trình nghiên cứu khoa học, nhưng thường cũng bị cái nhìn hoặc chủ
đích thực dân chi phối trong việc giải thích và xác định công dụng của tiếng
nói, chữ viết quốc ngữ.
Janneau, người đầu tiên dịch « Lục Vân Tiên » bản Nôm ra chữ quốc
ngữ cho rằng tiếng Việt gần gũi với tiếng của các dân tộc Aryen ; tuy
Janneau không phủ nhận tiếng Việt liên hệ với chữ nho, nhưng trong hai
bài khảo cứu liên tiếp về nguồn gốc tiếng Việt, Janneau có tìm ra những
yếu-tố chứng minh tiếng Việt bắt nguồn từ những tiếng Aryen.