Abel des Michel lại chủ trương tiếng Việt không thể liên hệ với bất cứ
họ hàng ngữ ngôn nào, kể cả chữ nho. Nó là một tiếng nói độc lập ! Đa số
những từ gốc tiếng An-nam không thể giải thích bằng chữ nho và cú-pháp
của hai tiếng hoàn toàn khác nhau. Không có một gia đình ngôn ngữ nào có
thể ghép tiếng Việt vào được, vì hình như tiếng Việt là một thổ ngữ biệt lập
và độc lập.
Còn đối với Aubaret, tiếng Việt chỉ « là một phương ngôn của tiếng
Hán ».
Landes người dịch, bình bằng tiếng Pháp « Nhị độ Mai » cũng cho
tiếng Việt « là một tiếng địa phương Trung quốc » vì vay mượn rất nhiều
của chữ nho. Các thừa sai chỉ nghĩ đến việc ghi âm thuần túy theo chữ cái
La-tinh nên bây giờ chữ quốc ngữ mới gặp nhiều trường hợp ghi âm không
hợp lý.
Nhưng người đầu tiên đưa ra một cái nhìn qui mô về tiếng Việt, chữ
quốc ngữ, đồng thời đề nghị một cải cách triệt để chữ quốc ngữ là
Aymonier trong bài « những ghi âm của chúng ta » (nghiên cứu về hệ thống
chữ viết bằng mẫu tự La-tinh áp dụng ở Nam kỳ thuộc Pháp)
. Theo
Aymonier vấn đề chữ viết có một tầm quan trọng lớn lao cho tương lai
công trình của nước Pháp ở Đông dương, nhưng Aymonier phàn nàn vì :
« …từng triệu triệu bạc đã được chi tiêu từ ngày chinh phục chiếm đóng
đến nay để truyền bá sự hiểu biết về ghi âm của các thừa sai, được coi như
cơ sở cho việc giáo huấn những người Á đông của chúng ta. Nhưng những
kết quả của việc giáo huấn đó có đáp lại biết bao hy sinh không ? Người ta
có thể nói một cách đùa cợt không quá đáng, vì không phải là không có nền
tảng, là chúng ta đã chỉ đào tạo được một đạo quân những Thầy ký viết
nắn nót thật giỏi và việc đẽo gọt bút chì của họ cũng rất tài tình. Để tìm
thấy dấu vết, hầu như là chưa sờ thấy được của ảnh-hưởng chúng ta trên tư
tưởng dân tộc bị chinh phục, phải ra khỏi những trường công lập quái gỡ
dạy chữ quốc ngữ tiếng bản xứ để chỉ việc ghi âm của các thừa sai, và đi ra
ngoài mà nghe dân chúng bình dân hát nói… những kết quả mỏng manh
thu lượm được thật không cân xứng chút nào với những cố gắng đã làm ».