lý tiếng An-nam, đề nghị trường Viễn đông Bác cổ ấn định một hệ thống
đáp ứng tất cả những điều kiện mong muốn trên những căn bản do tiểu ban
đề nghị, để dùng trong việc nghiên cứu khoa học ».
Như vậy vấn đề cải cách chữ quốc ngữ vẫn còn trong vòng nghiên-cứu
tranh luận lý thuyết, chưa đem ra áp dụng được.
Đứng trước những khó khăn trong việc sửa đổi chữ quốc ngữ, một số
người Pháp lại xoay ra bênh vực chữ nho, chữ nôm, chỉ trích việc cưỡng
bách dùng chữ quốc ngữ vì việc cưỡng bách này kèm theo việc bãi bỏ chữ
nho, chữ nôm rất thịnh hành lúc người Pháp sang vừa làm suy giảm trình
độ đạo đức của dân chúng, vừa ném tất cả nền văn chương cũ vào quên
lãng.
Trong tạp chí « Revue Indochinoise » T.K.Q.B. (đoán là Bonifacy)
nhận xét chữ quốc ngữ để cho người Pháp học thì rất tốt và cho người Việt
để giao dịch thông thường cũng tốt, nhưng không thể để cho nó thay thế
chữ nho, biến thành một thứ chữ của văn học, văn hóa.
Chữ quốc ngữ chỉ ghi âm, không ghi ý, không thể dùng để diễn tả văn
chương được. Theo B. người Việt chỉ biết chữ quốc ngữ cũng tựa người
Pháp chỉ biết chữ tốc ký Duployé và không thể đọc được ngay cả truyện cổ
tích Perrault. Do đó, cần giữ lại nền học vấn cũ bằng chữ nho.
Một ông quan nhà binh khác – Đại-tá Diguet cũng nêu lên những ý
kiến tương tự
chữ quốc ngữ chỉ để cho người Âu châu học tiếng Việt
thông thường : « Thật là lầm khi chúng ta coi chữ quốc ngữ như chữ viết
chính thức ở Nam kỳ. Làm như vậy chúng ta đã theo đuổi mục tiêu cắt đứt
một cách hoàn tất những ràng buộc của dân chúng được chúng ta bảo hộ
với văn minh Trung Hoa. Đó là một khuynh hướng hoàn toàn chính đáng ở
nơi dân tộc đi chinh phục, nhưng đáng lẽ phải theo đuổi mục tiêu đó một
cách từ từ thì khôn ngoan hơn. Và thay thế dần dần nền văn minh của
chúng ta vào nền văn minh mà chúng ta muốn loại bỏ. Việc ngăn cấm dùng
chữ nho trong giấy tờ chính thức và thay thế ở khắp mọi nơi học chữ quốc
ngữ vào chỗ của chữ viết đích thực đã tạo ra hậu quả là làm cho trẻ con