CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC - Trang 52

so với dự định đề nghị hồi 1902. Đặc biệt Linh mục Cadière

22

đã viết một

loạt bài để phản đối dự định cải cách.

Trước sự phản đối của nhiều người có uy tín, nha học chánh Đông

dương buộc lòng phải hoãn việc thi hành cải cách chữ quốc ngữ trong các
trường và để cho các ủy ban cải cách học chánh ba kỳ tùy ý định liệu.

Ủy Ban-nam kỳ (phiên họp 23.11.1906) gạt bỏ việc cải cách bằng một

kiến nghị thông qua như sau : « Ủy Ban địa phương cải cách học chánh
Nam kỳ nhìn nhận nguyên-tắc sửa đổi chữ quốc ngữ, nhưng cho rằng việc
nghiên cứu đó làm trong tinh thần đơn giản hóa và sát gần với tiếng Pháp
chỉ có thể tiến hành tốt do ủy ban địa phương ở Nam kỳ và không thể bị áp
đặt một cách cấp bách trong bất cứ trường hợp nào
».

Ủy ban của Bắc kỳ đề nghị tạm thời giữ nguyên tình trạng. Còn Ủy

Ban Trung kỳ chấp nhận sửa đổi, nhưng chỉ gồm một vài điểm mà thôi.

Trước tình trạng chống đối như trên, trong kỳ họp lần thứ 2, Hội đồng

cải cách học chánh Đông dương (1907) đã thông qua kiến nghị giữ nguyên
chữ quốc ngữ không cải cách.

Ba năm sau, Dubois lại nêu lên vấn đề cải cách chữ quốc ngữ

23

trong

một cuốn biên khảo về tiếng Việt và tiếng Pháp, nhưng không còn có người
hưởng ứng. Phần đông người Pháp cho rằng chữ quốc ngữ đã được thử
thách có thể tồn tại không cần sửa chữa, bằng cớ là nó đã đắc thắng chữ
Nôm, chữ nho.

24

*

Rõ ràng người Pháp đã rất chú ý đến việc truyền bá chữ quốc ngữ, cả

việc cải cách thứ chữ đó dựa trên những công trình nghiên cứu khoa học.

Nhưng rõ ràng sự tha thiết với chữ quốc ngữ ở đây không phải là yêu

tiếng Việt, nhằm phát huy văn hóa dân tộc (trừ một vài người thành thực
như Cadière), nhưng vì nó là một công cụ chính trị tiện lợi, nhằm thực hiện
những mục tiêu chính trị của thực dân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.