không còn biết nền học vấn của đạo lý Khổng Tử dạy cho nó những luật lệ
chung của mọi tôn giáo nhưng ở hàng đầu dạy sự tôn kính Cha Mẹ, thầy
dạy và người cai trị. Hậu quả trực tiếp của việc bãi bỏ nền giáo dục luân lý
nơi trẻ nhỏ, ít ra ở nơi những trẻ không học luân lý Thiên Chúa giáo, nghĩa
là ở nơi đa số, đó là sự gia tăng đáng kể tội phạm. Một hậu quả thứ hai của
việc bãi bỏ chữ nho ở Nam kỳ là đưa dân chúng của xứ này vào sự quên
lãng cả một nền văn chương tạo ra cho đến bây giờ, lý tưởng mà những
tầng lớp ăn học của cả một xã hội vẫn nuôi dưỡng ».
Do đó Diguet chủ trương duy trì chữ nho, vì chữ quốc ngữ không phải
là thứ chữ của văn thơ, tư tưởng triết lý và hơn nữa có dịch ra chữ quốc ngữ
văn thơ triết lý cũng không hiểu được.
Vào thế kỷ XX, thực dân Pháp đã mở nhiều trường học ở Nam kỳ rồi
Bắc kỳ, Trung kỳ đặc biệt những trường dạy chữ quốc ngữ. Đương nhiên
vấn đề sách giáo khoa đặt ra phải được soạn thế nào, theo lối chữ viết nào.
Đây không còn là chuyện nghiên cứu khoa học, lý thuyết, nhưng là chuyện
thực hành.
Do đó vấn đề cải cách chữ quốc ngữ lại được đem ra thảo luận ở Hội
Đồng cải cách học chánh Đông dương và các Hội đồng học chánh Bắc kỳ,
Trung kỳ Nam kỳ.
Trong phiên họp ngày 21.4.1906 ở Hànội, Hội đồng cải cách học
chánh Đông dương đã thông qua một đề nghị cải cách chữ quốc ngữ dựa
trên tiêu-chuẩn làm cho chữ quốc ngữ gần với chữ Pháp hơn và ghi âm hợp
lý đơn giản hơn.
Đề nghị cải cách này được toàn quyền Đông dương chấp thuận và ký
ngày 16.5.1906. Nghị định các sách giáo khoa bằng tiếng Việt từ nay trở đi
phải được viết bằng chữ quốc ngữ cải cách
. Một vài người Việt như Đỗ
Thận sau đó đã soạn « sách quốc ngữ mới » (nouvel alphabet quốc ngữ, nhà
in Schneider Hanoi 1907). Nhưng dự định cải cách được Toàn quyền chấp
thuận vẫn bị nhiều người chỉ trích, thậm chí còn cho rằng thua xa, thụt lùi