II. VĂN QUỐC-NGỮ
Muốn tìm hiểu một cách nghiêm chỉnh nền văn học chữ quốc ngữ lúc
ban đầu, phải đặt nó vào trong hoàn cảnh lịch sử dân tộc cuối thế kỷ XIX,
và rõ hơn nữa, trong chính sách lợi dụng chữ quốc ngữ của thực dân.
Nói về văn học chữ quốc ngữ thời kỳ đầu, những luận điểm sau đây
thường được nêu lên trong nhiều sách văn học sử :
1. Những Pétrus Ký, Paulus Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh
v.v… là những nhà văn tiền phong của nền văn học chữ quốc ngữ.
2. Nhờ những nhà văn tiền phong đó mà chữ quốc ngữ đã đắc thắng
chữ nho, chữ nôm, đồng thời đưa chữ quốc ngữ chỉ được sử dụng trong
lãnh vực tôn giáo sang lãnh vực xã hội, văn học.
3. Những nhà văn tiền phong trên cũng là những người đã chủ trương
những tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên (như Gia Định báo) và đề xướng
việc dịch cổ văn ra quốc văn.
4. Do đó, hiển nhiên những nhà văn tiền phong này là những người có
công rất lớn với nền văn học chữ quốc ngữ lúc ban đầu : họ là những nhà
cách mạng, Ông Tổ văn học cận đại.
5. Nhận định về sự nghèo nàn ngưng đọng của văn học quốc ngữ ở
Nam kỳ sau Pétrus Ký, nguyên nhân được nêu lên vì mấy nhà văn tiền
phong trên là những nhà cách mạng quá tiến bộ, đi trước thời đại quá sớm,
nên không ai theo kịp và đất Nam Kỳ là đất mới, chưa thuận tiện cho việc
phát huy văn học.
Trong « nhà văn hiện đại » Vũ Ngọc Phan đã dành tập I cho những «
nhà văn đi tiền phong » hồi mới có chữ quốc ngữ như Pétrus Trương-Vĩnh-
Ký, nhóm Đông dương tạp chí, Nam phong tạp chí.
Ông Vũ Ngọc Phan nhận định : « chữ quốc ngữ do người theo đạo
Thiên Chúa dùng đầu tiên, song ngoài phạm vi đạo giáo, người Nam Kỳ là