những người Việt Nam đã dùng chữ quốc ngữ trước nhất. Nhưng chữ quốc
ngữ có được mẫu mực và được lan rộng ở Nam Kỳ sớm hơn cả là nhờ mấy
nhà học giả đã thâu thái được học thuật Âu Tây trong hồi người Pháp mới
đến nước Nam. Trong số những nhà học giả Việt Nam theo Tây học ấy,
người ta phải kể đến hai người có tiếng nhất là Trương-Vĩnh-Ký và Huỳnh-
Tịnh-Trai tức Paulus Của ».
Trong « Bản lược đồ văn học Việt Nam » (quyển-hạ) Thanh Lãng đã
nhận định về Trương-Vĩnh-Ký :
« Sự nghiệp của Trương-Vĩnh-Ký còn để lại cho ta thấy ông xứng
đáng là một bậc chỉ đạo của thời này, là linh hồn của thế hệ 1862, ông thầy
khai đường mở lối cho thế hệ đến sau tức thế hệ 1913…
…Riêng đối với văn học mới, công của ông thật vô cùng lớn lao, sự
nghiệp của ông đã xây dựng một cơ sở vững chãi cho chữ quốc ngữ còn
đang ở thời kỳ phôi thai. Từ đấy trở về trước, chữ quốc ngữ chỉ hoạt động
vỏn vẹn trong phạm vi các Giáo đoàn Thiên Chúa giáo. Với ông, thứ chữ
ấy vượt ngưỡng cửa của nhà thờ mà đột nhập vào xã hội Việt nam. Rụt rè
hơn, Nguyễn Trường Tộ là người đã dám đề nghị dùng « Quốc âm Hán tự
». Trương Vĩnh Ký là chiến sỹ hăng hái của chữ viết mới. Có thế lực trong
Nha học chánh, ông đã yêu cầu cưỡng bách việc học chữ quốc ngữ trong
các trường tiểu học. Tất cả sự nghiệp của ông, bởi vậy không ngoài hai
mục đích : truyền bá chữ quốc ngữ, và luôn thể, phổ thông sự học trong
dân gian. Chính do ảnh hưởng của ông và Huỳnh Tịnh Của mà chữ quốc
ngữ phát đạt rất sớm ở Việt Nam và dùng nơi đây làm bàn đạp để chuẩn bị
ngày Bắc tiến. Ông là một trong những tay kiện tướng làm sụp đổ tại Nam-
Việt, chế độ khoa cử thoái trào, và qua đó nền thống trị của cựu học… với
linh mục Bỉnh (của thế kỷ XVIII) mới chỉ chớm nở, với Trương Vĩnh Ký,
mới thật khai mở một kỷ nguyên mới : Kỷ nguyên văn xuôi.
Với Trương Vĩnh Ký, văn xuôi Việt Nam bắt đầu hứa hẹn một ngày
mai tươi sáng : một cuộc cách mạnh toàn diện đã do ông lãnh đạo. Nói tóm