lại Trương Vĩnh Ký về mọi phương diện đều xứng đáng là ông tổ văn học
mới ».
Về Huỳnh Tịnh Của, Thanh Lãng cho là « một trong những người
khởi xướng phong trào báo chí ở Việt Nam và sáng lập ra tờ báo đầu tiên là
tờ Gia Định báo (1865) ».
Phạm Thế Ngũ kết luận về sự manh nha văn quốc ngữ ở Nam kỳ, cũng
đã đề cao công lao của mấy nhà văn tiền phong : « Ta thấy như vậy, công
lao mấy văn gia Nam kỳ đóng góp cho văn học mới lúc khai sanh không
phải là không đáng kể. Họ đã đề xướng
lên những công việc mà rồi nhóm
Nam phong ngoài Bắc tiếp tục như : phiên âm văn nôm cũ khảo cứu về văn
hóa và chế độ nước nhà, sưu tầm những ca dao cổ tích của ta, dịch thuật
ngoại văn ra quốc ngữ… »
Tuy nhiên điều làm chúng ta ngạc nhiên là công cuộc của họ không
được hưởng ứng, không được tiếp tục ở ngay Nam kỳ. Quốc văn mới sau
đó, ở đây chìm vào một tình trạng đình đốn…
Kể cũng đáng ngạc nhiên. Sau việc đề xướng
do Trương Vĩnh Ký và
Huỳnh Tịnh Của, người ta chờ đợi ở miền Nam một sự nảy nở tốt đẹp của
văn học mới. Song những mầm manh nha lui dần. Quốc văn miền Nam sau
đó lâm vào một tình trạng ngưng trệ và nghèo nàn hết sức. Tại sao vậy ? vì
Nam kỳ không hiến hoàn cảnh thuận lợi cho sự phát triển văn học, nhất là
văn học quốc gia. Gia định là đất mới. Dân chúng vừa thưa, ít, vừa chưa
được thuần nhất. Luống cầy nho-gia chưa đào xới được sâu thì người Pháp
đến. Sự sáng tác văn học, sự ưa chuộng văn chương, sự trồng trọt thi văn ở
đây chưa có truyền thống sâu xa, nên kém tiềm lực, kém khả năng. Hai ông
Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của là những vì sao mọc quá sớm. Họ
dóng lên những tiếng chuông có giá trị song « điệu cao hoa quả ». Người ta
không thể làm cuộc cách mạng một mình, cũng không thể làm trong một
nhóm. Làm cách mạng văn học cũng vậy, phải có quần chúng, phải có tiềm
lực trong quá khứ. Không kể chính sách học thuật của người Pháp ở Nam