CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC - Trang 57

kỳ sau đó khuynh hướng về đường Tây hóa rõ rệt. Chữ Pháp được dạy
ngay ở bậc tiểu học…

Người thượng lưu, nhất là người không có gốc nho-gia, mà về sau

những người ấy lại càng là số đông – đi thẳng vào Tây học, không có cảm
tình với quốc văn vốn bắt rễ từ Hán học. Quốc văn do đó trong nhiều năm
về sau ở Nam kỳ chỉ bày tỏ trong hình thức báo chí phổ thông, với trình độ
trí thức khá ấu trĩ, hoặc ở tác phẩm tiểu thuyết cho một công chúng hạ lưu
dễ dãi. Những người thức giả lưu tâm đến quốc văn sau đó lại phải quay ra
miền Bắc để đón tiếp những sáng tác mới cũng như phong-trào văn học
mới.

29

Người đọc những biên khảo phê bình, văn học sử của những tác-giả

tiêu biểu trên, tự hỏi sao mấy vị đó không để ý đến một vài điểm đặc biệt
khác lạ trong thời kỳ đầu văn quốc ngữ :

1. Tại sao chữ quốc ngữ, văn quốc ngữ lại được truyền bá, phổ biến

trước tiên ở Nam kỳ, là đất thuộc địa, đất mới, ít chú ý đến văn hóa (theo
Phạm thế Ngũ) ngay từ thời kỳ đầu Pháp xâm chiếm Nam kỳ mà không
phải ở ngoài Bắc, đất « ngàn năm văn vật » xứ bảo hộ ?

2. Tại sao những ông quan nhà binh, quan cai trị mới sang xâm chiếm

chinh phục An-nam lại tha thiết ân cần quá sức đối với « Lục Vân Tiên »
của Nguyễn Đình Chiểu, ra lệnh bỏ tiền tài trợ dịch in Lục Vân Tiên ra
quốc ngữ ?

3. Những nhà văn được gọi là cách mạng đi tiền phong mang những

tên Paulus, Pétrus. Có phải vì ngẫu nhiên chăng hay đó chỉ là cái tên gọi
không có ý nghĩa đặc biệt nào, hoặc trái lại rất có ý nghĩa ?

Chúng tôi không nói đến ông Vũ Ngọc Phan hồi 1944, vì nhà phê bình

này đã đứng ở một quan điểm thuần túy văn học, phi lịch sử để tìm hiểu
văn học. Nếu những nhận định của ông có lầm thì ít ra ông cũng hợp lý với
quan điểm của ông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.