phạm đến tình cảm của người miền Nam và xuyên tạc sự thực) hay vì đông
đảo nhân dân, trí thức thời đó (sĩ phu) tẩy chay một công cụ xâm lược tinh
thần của kẻ thù và chống đối một phong trào văn học không xuất phát từ
dân tộc, mà xuất phát từ một chính sách tiêu diệt dân tộc bằng đường lối
trực trị đồng hóa ?
4. Sau cùng, nếu những nhà văn mệnh danh là tiền phong trên có công
lớn với văn học quốc ngữ, thì trước hết họ có công với ai, công với dân tộc
hay nhà cầm quyền Pháp mà họ đã là viên chức, tay sai thừa hành những
chính sách thống trị thâm độc trên bình diện hành chánh, giáo dục, văn học
?
A. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU Ở NAM
BỘ
Sau khi chiếm đóng xong Nam kỳ, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập
guồng máy cai trị. Vì chưa thể có sẵn những nhân viên dân sự từ Pháp
sang, nên buộc lòng thực dân phải dùng bọn Tướng Tá Sĩ Quan tại chỗ lo
việc hành chánh, tư pháp. Đó là thời kỳ các Đề đốc cai trị. Bọn này chủ
trương chính sách trực trị nhưng chưa am hiểu tính tình, phong tục, văn
minh Việt nam, nhất là không biết nói tiếng An-nam. Do đó để tiếp xúc với
Vua quan, dân chúng bản xứ, lúc đầu họ phải nhờ những thừa sai tu sĩ
chủng sinh người Việt xuất thân từ các trường đạo, nhất là trường ở
Pénang… Nhưng những người này vừa ít, vừa chỉ thông thạo chữ La-tinh,
mà bọn Sĩ quan lại không thông thạo gì tiếng La-tinh, nên việc giao dịch
thật khó khăn. Từ đó, thực dân thấy cần lập ngay một trường Thông ngôn
để đào tạo lớp người trung-gian giữa nhà cầm quyền Pháp và dân bản xứ.
Mở trường nhưng không kiếm ra người đi học. Những người có học thức
(biết chữ nho, chữ nôm) hầu hết đều chống đối, tẩy chay, nên rút cục thực
dân Pháp phải dụ dỗ, chấp nhận cả những thành phần vô học, bồi bếp, côn
đồ vào học. Chính cái gốc côn đồ, thành tích bất hảo, dốt nát của những
thầy thông ngôn đó sau này đã đẻ ra một đám những ông quan An-nam